Tục đón bé sơ sinh 'độc lạ' trên thế giới

Ngày 26/03/2014 11:23 AM (GMT+7)

"Té ngửa" khi biết những phong tục chào đón bé sơ sinh ở Việt Nam và trên thế giới.

Cuối tuần, tôi tranh thủ ‘hẹn hò’ với cô bạn cũ đã lâu không gặp do bạn hiện đang định cư và làm việc ở Nhật Bản. Chuyện của những người phụ nữ, hết quẩn quanh nói xấu chồng sẽ là chia sẻ bí kíp chăm con. Khi ‘buôn bán’ đang hăng say, tôi tò mò hỏi chơi: “Này, ở Nhật thì sinh đẻ có gì hay ho không?”… Bạn tôi nhiệt tình kể ra rất nhiều, từ chuyện đi đẻ ra sao, chăm con thế nào nhưng có lẽ điều khiến tôi thấy ấn tượng và thú vị nhất là MÓN QUÀ DÂY RỐN của bạn.

Bạn tôi kể, cả 2 lần sinh con, khi xuất viện đều được y tá tặng một hộp gỗ nhỏ xinh. Hào hứng mở ra xem thì thấy bên trong có một đoạn dây rốn. Khi bạn tôi hỏi chồng, tại sao lại thế thì anh giải thích, ở Nhật, người ta tin việc cất giữ dây rốn sẽ làm tăng tình cảm giữa mẹ và bé. Ngoài ra, đôi khi trong hộp gỗ có một con búp bê nhỏ tượng trưng cho em bé sơ sinh đang ngủ mặc Kimono. Bộ Kimon có thể để mở và chứa đoạn dây rốn bên trong.

Câu chuyện vui của bạn đã gây hứng thú cho tôi tìm hiểu thêm nhiều phong tục đón chào trẻ sơ sinh kỳ lạ trên thế giới.

Tục đón bé sơ sinh #039;độc lạ#039; trên thế giới - 1
Người Nhật tin rằng việc giữ lại một phần dây rốn sẽ làm bền chặt hơn tình cảm mẹ con

1. “Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”

Ở Bình Trị Thiên và một số địa phương miền Bắc, Việt Nam thường có tục nếu sinh con so – con đầu lòng thì sẽ về nhà mẹ đẻ; còn con rạ - con thứ 2 trở lên sẽ ở lại nhà chồng. Sở dĩ có tục lệ này là do quan niệm: phụ nữ sinh con đầu lòng còn trẻ người non dạ và nhiều bỡ ngỡ, chưa biết đi đứng, ăn uống, tắm giặt, kiêng khem ra sao, hơn nữa trong người yếu khoẻ ra sao muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, khó nói hơn với mẹ đẻ và em út mình. Còn những lần sinh sau đã có kinh nghiệm, có thể tự mình giải quyết được nhiều việc.

Ở Nghệ Tĩnh lại có phong tục ngược lại: Cho là sinh dữ tử lành, ngoài con dâu ra, không ai được quyền sinh trong nhà. Con gái về nhà mẹ đẻ, nếu nhỡ đến kỳ động thai, trở dạ, không kịp trở về, sợ sinh nở dọc đường thì bố mẹ chồng sẽ dựng tạm chiếc lều ở góc vườn, hoặc nếu không kịp, thì ra chuồng trâu mà đẻ.

2. Đặt trẻ vào trong sàng và lắc

Đây là tục lệ thú vị ở Ai Cập. Sau khi em bé chào đời được 7 ngày, nghi lễ ăn mừng sẽ là đặt bé vào một chiếc sàng trùm vải trắng, sạch. Sau đó, mẹ lắc nhẹ chiếc sàng để bé thích nghi với cuộc sống gian khó sau này. Tiếp theo,em được đặt vào một chiếc chăn trên sàn nhà cùng một con dao đặt dọc theo ngực để xua đuổi tà ma. Các khách khứa rắc hạt gạo, vàng và quà tặng quanh người em. Mẹ bước qua người em bảy lần cũng để đuổi tà. Sau đó người ta thắp hương và ca hát.

3. Rắc bánh lên đầu trẻ sơ sinh

Đây là phong tục đặc biệt của người dân Ai-len. Tầng cao nhất của bánh cưới cha mẹ sẽ được giữ lại để khi rửa tội rắc lên đầu bé. Người dân Ai-len tin rằng, khi rắc những mảnh vụn bánh lên đầu đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ sống lâu, khỏe mạnh

4. Cho trẻ sơ sinh ngủ ngoài trời

Người Đan Mạch và Thụy Điển tin rằng khi cho những em bé sơ sinh ngủ trưa ngoài trời hoặc ban công, vỉa hè sẽ giúp các em hít thở được không khí trong lành và đề kháng được với bệnh tật. Do đó, đừng ngạc nhiên nếu thấy một bà mẹ Đan Mạch/Thụy Điển để con ngoài ban công, vỉa hè dù nhiệt độ ngoài trời đang dưới 0 độ C.

Tục đón bé sơ sinh #039;độc lạ#039; trên thế giới - 2
Người Đan Mạch và Thụy Điển tin rằng, trẻ ngủ ngoài trời sẽ hít được không khí trong lành (Ảnh minh họa).

5. Tổ chức tiệc đầy tháng

Theo quan niệm của người Trung Quốc, khi bé tròn 1 tháng tuổi là thời điểm quan trọng trong cuộc đời của đứa trẻ. Vào ngày này, gia đình và bạn bè sẽ đến chúc mừng, tặng quà cho đứa trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ đứa trẻ cũng tặng quà cho bạn bè, người thân của họ. Món quà thường là những quả trứng màu đỏ, biểu tượng cho cuộc sống hài hòa, hạnh phúc.

6. Không để chân trẻ chạm đất

Ở Bali, Indonesia, người lớn sẽ không để chân đứa trẻ chạm đất cho đến khi em bé tròn 210 ngày tuổi. Người Bali quan niệm rằng, đứa trẻ là đại diện cho các vị thần ở thiên đường. Việc chạm đất sẽ biến đứa trẻ trở thành một con người hoàn toàn.

7. Chuyển khỏi nhà sau sinh

Ở Pakistan, vài ngày sau sinh, bà mẹ sẽ phải chuyển khỏi nhà vào sống trong một tòa nhà được gọi là Bashleni. Tòa nhà này có vẽ hình các con vật và có một miếu thờ Dezalik, nữ thần sinh đẻ. Chỉ có những phụ nữ “không sạch sẽ” (những người đang trong thời kỳ hành kinh) được phép vào tòa nhà này để giúp đỡ bà mẹ mới sinh, và họ phải khỏa thân, thậm chí là cả bà đỡ.

8. Cắt bao quy đầu cho bé

Brit Milah hay còn gọi là cắt bao quy đầu là một nghi lễ thiêng liêng của người Do thái để đón chào một đứa bé chào đời. Họ thực hiện nghi lễ khi bé được 8 ngày tuổi. Sau đó gia đình và bạn bè sẽ tổ chức một buổi ăn mừng.

9. Sau sinh, mẹ tắm bằng sữa và... nước đái bò

Phụ nữ Ấn Độ không tắm ngay sau khi lâm bồn. Vào ngày thứ 5 sau khi sinh, bà mẹ sẽ được tắm bằng sữa và… nước đái bò. Sau đó, người phụ nữ sẽ được nghỉ ngơi trong một căn phòng rải phân bò tươi.

Mời độc giả đọc thêm bài viết được quan tâm nhiều?

7 trò bé sơ sinh khiến mẹ “phát điên”

"Chấm điểm" bé sơ sinh thông minh

SỰ THẬT về bé sơ sinh giá tôi biết sớm hơn

Bé sơ sinh tử vong bỗng... sống lại

Hoài La (TH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách