Câu chuyện này trở thành một ám ảnh với người mẹ. Dường như chính cô chứ không phải ai khác đã là người bức tử con mình.
Bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ có nhiều phát triển cả về tâm và sinh lý. Trẻ khao khát khám phá thế giới bên ngoài, nâng cao nhận thức và muốn thể hiện bản thân. Lúc này, cha mẹ phải sử dụng đúng phương pháp để dạy con, nếu sai cách có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm tổn thương sâu sắc tới tâm tư, tình cảm của trẻ.
Li Xia là một cô bé 15 tuổi. Li Xia rất xinh đẹp và là một học sinh giỏi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, điểm số của cô bé dần giảm sút. Giáo viên chủ nhiệm của Li Xia đã nói chuyện với mẹ của cô bé. Trong cuộc trò chuyện, cô giáo đã tiết lộ với mẹ của Li Xia: “Tôi biết, Li Xia và một cậu bé ở lớp bên cạnh đang yêu nhau. Con bé đến lớp không tập trung, đôi khi còn ngủ gật và số điểm học tập đã sụt giảm nghiêm trọng. Phụ huynh nên chú ý và hướng dẫn con vì chỉ có học hành chăm chỉ mới có thể vượt qua được kì kiểm tra trung học”.
Bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ có nhiều phát triển cả về tâm và sinh lý. (Ảnh: Sohu)
Lúc đó, mẹ Li Xia cảm giác bốc hỏa vì tức tối. Cô không thể tin nổi những gì cô giáo vừa nói về con mình lại là sự thật. Con gái cô đang yêu ư? Con bé mới chỉ 15 tuổi mà đã yêu? Chỉ nghĩ đến điều đó thôi cô đã cảm thấy nóng bừng người vì giận dữ. Mẹ của Li Xia nhớ lại, gần đây, con gái mình cũng điệu đà hơn. Con bé hay soi gương, thích mặc quần áo đẹp. Có lẽ nó là biểu hiện của một cô bé đang thích một chàng trai nào đó.
Sau khi trở về nhà, mẹ của Li Xia đã rất tức giận và hét lên với cô bé:
- “Li Xia, con có biết hôm nay cô giáo con gọi mẹ đến trường để làm gì không?”
- “Con không biết” – Li Xia cúi đầu nói
- “Không biết! Con có biết mẹ mất mặt đến thế nào khi nghe những lời cô giáo nói về con không? Con đang yêu đúng không?” – Mẹ Li Xia phẫn nộ nói.
- “Không phải vậy…” – Li Xia cúi gằm mặt trả lời.
- “Không phải, không phải mà cô giáo lại gọi mẹ đến trường để nói về con như thế? Con bao nhiêu tuổi hả? Con đã biết cái quái gì mà đòi yêu đương? Tuổi của con là phải học. Con nói đi, cái cậu con quen là ai?”
Những rung động đầu đời của trẻ là điều nên được trân trọng (Ảnh: Sohu)
Li Xia cúi đầu xuống và không nói chuyện. Mẹ của cô bé thậm chí còn tức giận hơn và nói:
- “Con câm đấy à? Tại sao mẹ hỏi mà không trả lời? Cậu ta cũng như con thôi, đã biết cái gì. Cậu ta có khả năng nuôi sống con không mà yêu với đương? Con vẫn cần phải dựa vào bố mẹ. Con hiểu chưa?”
Li Xia bật khóc:
- “Con biết rồi. Mẹ đừng nói nữa”.
- “Con nghe đây, con phải tập trung vào việc học, chỉ có như vậy mới vào được một trường cấp 3 tử tế. Bố mẹ đã vất vả để kiếm tiền nuôi con ăn học, con không được phép làm những điều vô bổ kia”.
Li Xia hét lên, "Đừng nói điều đó nữa. Mẹ thật phiền phức. Con sẽ không tiêu tiền của bố mẹ nữa là được chứ gì”. Sau đó cô bé đóng sầm cửa lại và khóa chặt từ bên trong. Mẹ của Li Xia đứng bên ngoài đầy giận dữ.
Đừng để con thấy rằng tình cảm trong sáng của mình là thứ thật tồi tệ trong mắt cha mẹ (Ảnh: Sohu)
Vào buổi trưa, sau cơn tức giận, không thấy con gái xuống ăn cơm, mẹ của Li Xia đã nghĩ con bé ra ngoài. Cô gọi nhưng không có ai trả lời. Linh tính mách bảo cô có gì đó không ổn. Cô đã đập cửa xông vào và rồi thấy hình ảnh Li Xia nằm trên giường với vũng máu đầm đìa ở cổ tay. Mẹ của Li Xia vội vàng băng vết thương lại và gọi xe cấp cứu. Thật may mắn là đã không có hậu quả đau lòng nào xảy ra. Nhưng câu chuyện này trở thành một ám ảnh với mẹ của Li Xia. Dường như chính cô chứ không phải ai khác đã là người bức tử con mình.
Cô bé Li Xia đã cắt tay tự tử sau những lời nói cay nghiệt của mẹ về chuyện cô thích một cậu bạn lớp bên (Ảnh: Sohu)
Ở giai đoạn này, trẻ có xu hướng nổi loạn. Trẻ em có sự khám phá và thu hút người khác giới. Không dễ để áp dụng kỉ luật với các em trong giai đoạn này. Đặc biệt là các bé gái. Khi bạn nhận thấy con có những biểu hiện khác thường như điệu đàng hơn, thích nhìn vào gương, nhiều tâm sự, cha mẹ nên cố gắng nói chuyện với trẻ, coi trẻ như một người bạn, lắng nghe tâm sự của con, tôn trọng và hiểu trẻ. Cha mẹ cần cung cấp cho trẻ sự hướng dẫn đúng đắn và phá vỡ những suy nghĩ không nên có. Nếu thái độ của cha mẹ quá mạnh mẽ, đứa trẻ sẽ bực bội hơn, và thậm chí sẽ làm những điều cực đoan, và sau đó hối tiếc thì đã quá muộn.
Thời kỳ nổi loạn của đứa trẻ không được hình thành trong một khoảnh khắc mà là cả một quá trình. Lúc này trẻ luôn nghĩ mình đã trưởng thành, đủ hiểu biết và tự quyết định được mọi thứ. Điều cha mẹ nên làm là cho con nói lên tiếng nói của mình. Khi bạn thiết lập được một một gia đình dân chủ, con bạn sẽ bớt nổi loạn, sống trong một môi trường gia đình kìm nén, trái tim nổi loạn của đứa trẻ sẽ rất nặng nề.
Khi bạn thiết lập được một một gia đình dân chủ, con bạn sẽ bớt nổi loạn, sống trong một môi trường gia đình kìm nén, trái tim nổi loạn của đứa trẻ sẽ rất nặng nề. (Ảnh: Sohu)
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên thiết lập một bầu không khí gia đình hài hòa. Đây là sự đảm bảo cơ bản nhất để giữ cho trẻ em tránh xa sự nổi loạn. Đối với trẻ em vị thành niên, đừng cố gắng thay đổi chúng bằng cách bạo lực, ép buộc mà hãy khéo léo và đóng vai trò là bạn của con.