Nếu hai bộ phận này có bé dài, mẹ yên tâm khi lớn bé sẽ rất cao.
Ngoài việc mong mỏi con lớn lên thông minh, khỏe mạnh, hầu hết tất cả các bậc cha mẹ đều có chung mong muốn bé sẽ cao lớn hoặc ít nhất là “cao hơn bố mẹ”.
Mức độ tăng trưởng chiều cao của một đứa trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, giới tính, sức khỏe, nguồn dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền và giới tính ảnh hưởng 70% đến chiều cao của trẻ trong tương lai; 30% còn lại là xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, sức khỏe…
Có nhiều tính chiều cao của trẻ trong tương lai, trong đó, mẹ có thể nhìn vào hai bộ phận này của bé để ước tính chiều cao khi lớn.
Bàn chân
Bàn chân là một bộ phận quan trọng, có sự liên quan mật thiết đến chiều cao toàn thân. Cỡ giày thường tỷ lệ thuận với chiều cao. Một người cao lớn cần có bàn chân tp để hỗ trợ cơ thể và giữ thăng bằng. Trong điều tra án, cảnh sát thường lấy dấu chân, kích thước giày để phân tích, suy đoán chiều cao tội phạm.
Nhìn chung, hầu hết chuyên gia đều cho rằng chiều dài bàn chân người sẽ bằng 1/7 chiều cao cơ thể (xê xích +- 3 cm). Công thức tính này có thể sai lệch theo tuổi, trình độ dinh dưỡng, già trẻ… Ngoài công thức tính chiều cao = độ dài bàn chân x 6.876 , người ta còn có công thức tính khác là:
Chiều cao người lớn = độ dài bàn chân lúc 13 tuổi (cm) *7 ±3cm
Xem thêm: Bé gái Hải Dương 7 tuổi cao 1m42 đúng chuẩn “hoa hậu"
Ngón tay
Thông thường, những người có ngón tay thon, dài thì chiều cao cũng rất ấn tượng. Ngón tay có sự liên quan chặt chẽ với sự phát triển tứ chi và chiều cao nói chung.
Một nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã tìm thấy sự tương quan giữa chiều cao cơ thể và chiều dài ngón tay trong 386 người thuận tay phải được khảo sát. Do đó, trong giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ cần phải chú ý bổ sung cho bé lượng canxi đúng nhu cầu, tăng cường tập thể dục, ngủ đủ giấc, đặc biệt vào khoảng thời gian 10h tối đến 2h sáng để đảm bảo sự phát triển xương của trẻ.