Những màn kỹ xảo vừa "lố" vừa phi lý của điện ảnh Bollywood khiến người xem "mắt tròn mắt dẹt" ngạc nhiên và ôm bụng cười bò.
Điện ảnh Ấn Độ luôn nổi tiếng với những màn kỹ xảo "ảo tung chảo", "lố" đến buồn cười. Kỹ xảo của phim Ấn dường như nằm ngoài mọi định luật của khoa học, chỉ cần nhà sản xuất thích là được. Dù yêu thích đến đâu, theo dõi những cảnh phim quá mức vô lý dưới đây, khán giả cũng phải lắc đầu ngao ngán hoặc cười chảy nước mắt.
Dù biết kỹ xảo của Ấn Độ "điêu" không ai bằng nhưng lấy chuối cắt đứt cổ đối thủ như thế này thì thật sự không thể chấp nhận nổi.
Thần linh ơi, sao ảnh quảng cáo có thể biến thành quần áo thật vậy? Giờ mình thích thì mình vẽ đồ lên thôi, không cần tốn tiền "shopping" phải không?
Ôi giờ ơi, súng có thể tự bắn vào mục tiêu ở mọi nơi như này thì cần gì phải mạo hiểm tính mạng đấu trực diện.
Hãy cho tôi một chiếc liềm tốt, tôi sẽ khiến một cái xe bay lên trời chính là đây.
Bay bất chấp lực hút Trái Đất và khoảng cách, nhân vật phim Ấn liệu có họ hàng với loài chim?
Đừng sợ hãi, không phải sóng thần ập tới đâu! Bạn thấy đấy, chỉ là một cô gái thích nghịch nước mà thôi.
Ngôn tình là có thật: Dù phải đối đầu cả thế giới, tay nắm bó hoa tặng em nhất định sẽ không bao giờ buông ra.
Cưỡi ngựa trên thảo nguyên là phim Trung Quốc, cưỡi ngựa lăn qua gầm xe tải mới là phim Ấn Độ nhé!
Cứu người là chuyện tốt nhưng bay "điêu" cỡ này thì chẳng ai tin nổi.
Vào phim Ấn, người thường cũng có sức mạnh của siêu anh hùng.
Phải chăng đây là nguồn gốc của hai từ "chém gió": chém vào không khí khiến gió bay ào ào?
Cú đá đẹp mắt nhưng độ ảo cũng ở vị trí nhất nhì màn ảnh.
Chiêu thức "rắn bật nhảy" này và Như Lai Thần Chưởng nếu đấu với nhau thì bên nào sẽ giành chiến thắng?
Thế lực thần linh nào đã phù phép cho chiếc xe không cần chống vẫn đứng hiên ngang như vậy?
Không làm gì cũng trúng đạn, chết như này thật sự quá oan ức.
Nhai đạn thì có thơm miệng như nhai kẹo cao su không?
Xuyên thủng hai lớp cửa kính vẫn không hề hấn gì, mình đồng da sắt là đây chứ đâu.
Một phát đạn có thể đưa ô tô bay tận lên trời, các nhà khoa học cần nghiên cứu tên lửa làm gì cho tốn tiền.
Tiếp tục bay bất chấp, phải chăng sắp tới phim Ấn sẽ chuyển qua bay ngoài vũ trụ?