Người "giữ lửa" cải lương ở Mỹ từng khổ sở vì sao lớn chèn ép, hơn 25 năm tha hương vẫn ở thuê 

Kỳ Dương - Ngày 15/01/2024 00:01 AM (GMT+7)

Hơn 25 năm sống cảnh không nhà trên đất Mỹ, nghệ sĩ Lê Tín khiến nhiều đồng nghiệp không khỏi chạnh lòng mỗi khi nhắc đến.

Những ai chọn bắt đầu cuộc sống tha hương nơi xứ người để tìm kiếm cơ hội, đều biết trước con đường này sẽ nhiều khó khăn. Dẫu vậy, họ vẫn cố gắng giữ sự lạc quan, tìm đủ nghề mưu sinh để bám trụ nơi đất khách dù trong hoàn cảnh tồi tệ nhất. Nghệ sĩ Lê Tín là một người như vậy, khi gần 3 thập kỷ qua cuộc đời anh có quá nhiều nỗi bi đát, lận đận từ Việt Nam đến hải ngoại, nhưng chưa bao giờ chịu đầu hàng số phận.

Gần 3 thập kỷ làm đủ nghề nơi xứ người từ thợ tiện, sửa điện, bưng cà phê, bị "anh lớn" chèn ép tới mức bị đuổi 

Dù không phải là tên tuổi quá nổi tiếng ở Việt Nam, nhưng khán giả trong nước ít nhiều đều từng thấy Lê Tín đứng chung sân khấu với những ngôi sao làng hài như Kiều Oanh, Thúy Nga… Có thời điểm, anh hoạt động năng nổ ở Sân khấu kịch Hồng Vân, mỗi tối đều chăm chỉ cùng các anh em trong đoàn cống hiến những tác phẩm hay cho khán giả.

Nghệ sĩ hài Lê Tín dù không quá nổi trong làng giải trí nhưng đã cống hiến nhiều cho cải lương suốt gần 30 năm ở Mỹ.

Nghệ sĩ hài Lê Tín dù không quá nổi trong làng giải trí nhưng đã cống hiến nhiều cho cải lương suốt gần 30 năm ở Mỹ.

Dù không sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, cũng không may mắn được học qua trường lớp tử tế nhưng vì mê cải lương, Lê Tín đã "học lỏm" nghề từ các đoàn, chấp nhận xin việc làm "con sen" cho ekip như bưng bê trà nước, ai sai gì làm đó. "Lúc đầu anh mê cải lương, khoái làm kép chánh vì nghĩ được nhiều người trọng vọng, nâng khăn sửa túi. Nhưng đến khi xin học thầy Tấn Đạt và thử hơi thì thầy bảo đừng đóng tiền học vì chỉ hợp diễn độc hoặc diễn hề. Thấy có chút nản lòng nhưng rồi cũng vào đoàn Huỳnh Long để làm bưng phụ cà phê, mua thuốc lá - chính xác là ai sai gì làm đó để học nghề", nam nghệ sĩ tâm sự trong một chương trình. Về sau, sân khấu hài kịch là nơi Lê Tín phát huy được tố chất, khiến khán giả chú ý.

Năm 1997 - thời điểm có nhiều cơ hội bước lên sân khấu để chứng minh năng lực, Lê Tín lại chọn rời Việt Nam sang Mỹ vì hoàn cảnh gia đình. Khoảng thời gian sau đó, dù có rất nhiều biến cố ập tới, tưởng chừng không thể tiếp tục đam mê sân khấu, nhưng nam nghệ sĩ vẫn kiên trì cống hiến. Đến mức, đồng nghiệp gọi anh là "người giữ lửa cải lương trên đất Mỹ".

Dù có giai đoạn đóng hài kịch nhưng Lê Tín bén duyên nghệ thuật với cải lương.

Dù có giai đoạn đóng hài kịch nhưng Lê Tín "bén duyên" nghệ thuật với cải lương.

Nam nghệ sĩ kể, khi sang Mỹ cùng bố và mẹ kế, anh ở nhà khang trang, gia đình kinh doanh nhà hàng. Tuy nhiên, vì không rành tiếng Anh và chỉ muốn biểu diễn nên Lê Tín đã xin bố chuyển sang sống ở bang California để có nhiều cơ hội. Khi đó, bố anh đã đưa cho con trai vé máy bay khứ hồi để lúc khó khăn có thể trở về nhà, nhưng Lê Tín đã xé bỏ chiều về để quyết tâm chinh phục đam mê. "Bây giờ ba cho con 2 lựa chọn, 1 là ở đây cùng gia đình kinh doanh nhà hàng - chấp nhận cuộc sống không có khán giả và không có ánh hào quang. 2 là ba sẽ cho con vé máy bay, bay về Cali nhưng mua cả chuyến đi và chuyến về. Nếu qua đó mà không sống được thì con quay về đây", anh kể lại lời bố nhắn.

Vừa đặt chân đến California, Lê Tín mất liên lạc với nghệ sĩ Út Mập, ngồi bơ vơ ở sân bay 5 tiếng vì không rành ngoại ngữ, lại không thể quay về bởi đã xé bỏ tấm vé máy bay.

Lê Tín kể khoảng thời gian ấy có nhiều tủi hổ, phải sống nhờ cậy đồng nghiệp. Khi được nghệ sĩ Út Mập đưa về nhà riêng, anh ở tạm trong nhà kho, ngủ trên ghế bố. "Anh Út đưa mình về nhà và ở đỡ trong kho với cái ghế bố, trong khi chờ anh hỗ trợ kiếm nhà sau. Nhà mình ở Mỹ có 4 5 phòng không ở, mà mình lại quyết định đánh đổi để được gặp gỡ khán giả, được làm nghề và sống chết với nghề. Nhưng ở nhờ anh Út được 1 tuần thì ảnh bảo tự đi kiếm phòng vì vợ không cho ở nữa", Lê Tín kể.

Nam nghệ sĩ làm nhiều nghề khác nhau để bám trụ nơi đất khách.

Nam nghệ sĩ làm nhiều nghề khác nhau để bám trụ nơi đất khách.

Lang bạt một thời gian, Lê Tín được một người bạn cho ở nhờ nhà, tự kiếm tiền từ công việc lót nền, học lái xe và sau đó làm thợ tiện. Lúc học lái xe, anh gọi cho bố mượn 500 đô để mua chiếc xe cũ móp đít, chỉ được 2 chỗ ngồi phía trước. Khi có bằng lái, Lê Tín mới kiếm được tiền và ra ở riêng. Đó là quãng thời gian "ngậm đắng nuốt cay" nhưng anh không bao giờ than vãn, có hôm làm xuyên đêm đến sáng vì nghĩ cần tiền trang trải cuộc sống, trả tiền thuê nhà... 

Có thời điểm Lê Tín được về trung tâm Vân Sơn diễn do Út Mập giới thiệu nhưng bị chèn ép, đối xử tệ. Ngay cả kịch bản do chính anh viết cũng bị thay tên với lý do: "Mày lạ quá, không ai biết, không ai coi kịch, phải để tên này người ta mới coi". Sau đó, nam nghệ sĩ bị đuổi khỏi sân khấu và quay trở lại nghề thợ điện.

Với Lê Tín, việc bị đồng nghiệp chèn ép không còn là chuyện lạ, cả ở sân khấu hải ngoại lẫn Việt Nam. Sau này khi có dịp nhắc lại, anh tiết lộ lúc được diễn ở trung tâm, chỉ vừa lên sân khấu 1 show đã bị một đại danh hài vì không thích nên đơm đặt tiếng xấu với mọi người. Việc rời đoàn cũng là điều sớm muộn. "Ai thuộc hàng top, được khán giả yêu thích thì là một quyền lực. Họ thích ai, thì người đó được diễn với họ, không thích thì đành chịu chết. Vì bầu show cần họ, họ mới là nguồn thu quan trọng cho chương trình, có họ có khán giả, vắng họ thì lỗ tái tê", anh giải thích.

Lê Tín có giai đoạn song hành với Kiều Oanh, được chú ý ở nhiều sân khấu hài kịch hải ngoại.

Lê Tín có giai đoạn song hành với Kiều Oanh, được chú ý ở nhiều sân khấu hài kịch hải ngoại.

Sau này, vì được các đồng nghiệp yêu thương nên Lê Tín có cơ hội trở lại với sân khấu, nhưng "kiếp nạn" luôn đeo bám người nghệ sĩ này. Ở giai đoạn đang được nghệ sĩ Kiều Oanh nâng đỡ, diễn chung trên nhiều sân khấu, Lê Tín phát hiện bị bệnh nhiễm trùng gan, phải nhập viện mổ và cắt bỏ 2/3 lá gan. Khi đó, anh nhờ Lê Huỳnh diễn thế vai trong các vở diễn với Kiều Oanh, đến lúc quay lại thì biết vị trí của mình đã bị thay thế hoàn toàn.

Anh kể: "Đến lúc tôi bình phục rồi thì khoảng 2 tháng sau mới biết Huỳnh sẽ diễn với Oanh luôn. Lúc đó tôi cũng lo vì mình sống bằng nghề đi hát, đi diễn, rồi giờ không biết làm sao. Nhưng may mắn vẫn được Tổ thương, sau này tôi gặp chị Trang Thanh Lan, chú Bảo Quốc, Thúy Nga, Quang Minh, Hồng Đào..., ai cũng thương và chấp nhận đi diễn với tôi. Kể cả các anh chị em nghệ sĩ ở Việt Nam qua như anh Minh Nhí, Anh Vũ, má Giàu, má Nga, Trấn Thành… cũng diễn với mình".

Chưa có ngôi nhà tử tế suốt hơn 25 năm tha hương vì mải mê "giữ lửa cải lương" trên đất Mỹ

Hơn 25 năm kể từ thời điểm đặt chân đến xứ người, dù trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, tưởng chừng không còn được đứng trên sân khấu, thậm chí ngay cả khi bị chèn ép, Lê Tín cũng chưa bao giờ hối hận với quyết định này. Hiện anh vẫn dành nhiều tâm huyết cho việc duy trì sân khấu cải lương để kiều bào Việt Nam ở Mỹ có thể đến xem.

Năm 2021, khi nghệ sĩ Thúy Nga có dịp ghé nơi làm việc của Lê Tín, anh chia sẻ lúc này đang làm rất nhiều công việc, vừa là giám đốc sân khấu vừa kiêm phục trang, make-up,… nhưng không có lương. Anh nói: "Thật ra cải lương không phải là một cái nghề. Tất cả anh chị em ở đây họ làm vì yêu nghề, họ phải đi làm rồi sau đó về đây hát cải lương - hoàn toàn không có tiền bạc gì hết. Đài hỗ trợ tất cả những thứ cần, quay phim phòng thu này nọ nhưng lương diễn viên không thể hỗ trợ được".

Nghệ sĩ Thúy Nga từng có dịp tâm sự với Lê Tín khi anh chuẩn bị lên sân khấu ở Mỹ.

Nghệ sĩ Thúy Nga từng có dịp tâm sự với Lê Tín khi anh chuẩn bị lên sân khấu ở Mỹ.

Khi đồng nghiệp muốn ghé thăm nhà, anh từ chối vì sau gần 3 thập kỷ vẫn chưa có một nơi ở đàng hoàng, chỉ thuê phòng trọ đầy đủ tiện ích. Nghệ sĩ Thúy Nga xúc động nói: "Lê Tín rất yêu nghề, nhưng đến với con đường nghệ thuật, anh chỉ chứng minh cho khán giả thấy được tình yêu của mình, chứ bản thân Lê Tín thì Thuý Nga chưa thấy anh nhận được cái gì hết. Là nghệ sĩ, ở Mỹ bao nhiêu năm mà anh vẫn chưa có được một cái nhà".

Lê Tín nói với đồng nghiệp rằng dù khổ cỡ nào, anh vẫn nghĩ lạc quan và chấp nhận mọi thứ. Anh cho rằng bản thân không phải là ngôi sao bán vé, sân khấu sáng đèn được hôm nào là vui hôm ấy. Có khi, anh quay về hậu trường sắp xếp từng món đồ diễn cho anh em cũng thấy vui lòng. Lê Tín tự an ủi bản thân: "Sống phải lạc quan. Không phải thấy người ta có nhà thì mình phải có nhà. Họ có khả năng nên có nhà, còn mình chưa có nhưng được cái bình an và được mọi người thương".

Nam nghệ sĩ làm không lương để duy trì nghệ thuật cải lương nơi xứ người.

Nam nghệ sĩ "làm không lương" để duy trì nghệ thuật cải lương nơi xứ người.

Chưa kể, kiếm được bao nhiêu tiền từ các công việc khác, Lê Tín lại đem về đầu tư cho sân khấu cải lương ở Mỹ, từ phục trang cho tới phụ kiện, đến mức phòng ở của anh trở thành kho đồ diễn, đạo cụ… "Trước giờ khán giả thấy tôi diễn hài nên cứ nghĩ tôi chỉ là diễn viên hài. Nhưng thực sự thì đam mê của tôi dành nhiều cho cải lương hơn", anh nói.

Có lần, Lê Tín kể về cuộc sống của các nghệ sĩ ở hải ngoại, nói đa phần người nổi tiếng qua Mỹ gặp may thì mở được tiệm kinh doanh riêng, không thì phải làm thuê. Khi các đài truyền hình phát triển, anh em cũng có thêm đất làm. Chẳng hạn như Lê Tín nhận thêm công việc biên tập chương trình cổ nhạc, tuần làm được 3 số vì thích chứ cát-xê thấp, chỉ khoảng 100 USD/số, vừa vặn tiền trang phục, make-up. "Tất nhiên là nghệ sĩ ở Mỹ không chỉ toàn những câu chuyện hẩm hiu. Khán giả Việt ở Mỹ vẫn dành cho nghệ sĩ sự yêu thương đúng nghĩa, nói theo kiểu Lê Tín thì: 'Người già còn mà, đã mất hết đâu'. Với em xem nhiều chương trình ở hải ngoại thì em thấy đó, giới trẻ vẫn đến rạp xem đầy đó thôi. Có điều, diễn cho khán giả trẻ thì phải nói chậm rãi, để giới trẻ Việt ở Mỹ nghe kịp còn hiểu. Lối diễn cũng phải lựa, không được diễn thâm thúy quá, diễn thâm thúy thì như đánh đố khán giả vậy", Lê Tín tâm sự.

Năm 2015, nam nghệ sĩ từng "khăn gói" về Việt Nam sau khi nhận nhiều lời mời tham gia gameshow. Về nước, có show anh làm huấn luyện viên, có show phụ diễn với thí sinh, cũng có khi làm thí sinh và diễn hài ở nhiều sân khấu tại TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác. Thu nhập cao, show diễn nhiều nhưng sau 2 năm, Lê Tín quyết định quay lại Mỹ bởi nhận ra mình không còn phù hợp với giới showbiz trong nước.

Thần đồng cải lương làm mát-xa bị khách mắng chửi ở Mỹ, tuổi già muốn vào viện dưỡng lão dù có 2 con
Nếu như thời trẻ, NSƯT Thanh Thanh Tâm được ca ngợi như một "thần đồng cải lương" thì ở tuổi xế chiều, bà nếm nhiều "trái đắng" khi chọn mưu sinh nơi...

Nước mắt xứ người

Theo Kỳ Dương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nước mắt xứ người