6 năm hiếm muộn, vợ chồng U40 Sài thành đón cặp song thai 1 trai 1 gái chào đời trong hạnh phúc vỡ òa

Thảo Nguyên - Ngày 11/02/2023 14:00 PM (GMT+7)

Chỉ đến khi dịch Covid 19 bùng phát khiến mọi công việc bị ngưng lại, vợ chồng Sài thành mới có thời gian nên đi khám hiếm muộn để tìm con.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch

 Giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Khi ngồi xem lại những hình ảnh ngày đầu tiên vợ chồng chị Trần Thị Hoa (tên nhân vật đã được thay đổi), 36 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh đi khám hiếm muộn đúng mùa Covid 19 trong những chiếc khẩu trang và kính chắn giọt bắn mà nam bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch, Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh không khỏi vui mừng cho vợ chồng sản phụ này.

Vợ chồng chị Hoa kết hôn đã 6 năm nay. Dù chưa bao giờ anh chị áp dụng các biện pháp ngừa thai và rất muốn có con nhưng tin vui có em bé vẫn không đến với họ. Do anh xã chị Hoa quá đam mê công việc và bận rộn với các mối quan hệ đối tác nên không còn thời gian để khám hiếm muộn.

Chỉ đến khi dịch Covid 19 bùng phát khiến mọi công việc bị ngưng lại, vợ chồng Sài thành mới có thời gian nên đi khám.

Chỉ đến khi dịch Covid 19 bùng phát khiến mọi công việc bị ngưng lại, vợ chồng Sài thành mới có thời gian nên đi khám hiếm muộn. (Ảnh: BSCC)

Chỉ đến khi dịch Covid 19 bùng phát khiến mọi công việc bị ngưng lại, vợ chồng Sài thành mới có thời gian nên đi khám hiếm muộn. (Ảnh: BSCC)

“Lúc đi khám hiếm muộn, chồng chị Hoa đã gần 40 tuổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy anh xã chị tinh trùng ít, yếu và dị dạng nặng. Đây là lý do bao năm qua không có thai tự nhiên được. Anh chị đồng ý làm thụ tinh ống nghiệm ngay khi dịch dần ổn, số trứng thu được cũng vừa đủ tạo được 5 phôi”, bác sĩ Thạch kể lại.

Lần đầu chuyển 1 phôi không thành công khiến vợ chồng hiếm muộn khá buồn nên ngưng lại vài tháng. Lần 2 anh chị quyết định chuyển 2 phôi vì sợ thất bại như lần đầu sẽ không đủ tự tin chuyển tiếp nữa. Thực tế, khi đối mặt với những lần chuyển phôi như vậy luôn gây áp lực rất lớn cho vợ chồng chị Hoa và cả bản thân bác sĩ hiếm muộn.

May mắn là lần chuyển phôi thứ 2 cho kết quả rất tốt, chị Hoa đậu cả 2 thai khiến anh chị rất vui: “Nhưng cả bác sĩ và vợ chồng chị vẫn lo lắng khi đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn của song thai. Và một lần nữa anh chị may mắn khi toàn bộ quá trình khám thai đều diễn ra bình thường. Chị tăng cân vừa phải, không đái tháo đường, không tăng huyết áp và không doạ sinh non lần nào”.

Khi về quê nghỉ Tết cũng là thời điểm chị Hoa mang bầu những tháng cuối thai kỳ nên bác sĩ Thạch rất lo lắng có thể chị sẽ chuyển dạ vào Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023. Thế nhưng, vào đúng ngày vía Thần Tài mùng 10/1 âm lịch, mẹ bầu song thai này mới có dấu hiệu chuyển dạ.

“Đúng ngày vía Thần tài đầy may mắn, cặp song sinh 1 trai - 1 gái của anh chị đã chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình và bác sĩ. Cuộc vượt cạn mổ bắt con của chị Hoa đã mang lại nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn trong năm Quý Mão này sẽ có được mèo con”, bác sĩ Thạch vui mừng nói.

Đúng ngày vía Thần tài đầy may mắn, cặp song sinh 1 trai - 1 gái của anh chị đã chào đời. (Ảnh: BSCC)

Đúng ngày vía Thần tài đầy may mắn, cặp song sinh 1 trai - 1 gái của anh chị đã chào đời. (Ảnh: BSCC)

Nam bác sĩ hiếm muộn cũng cho biết, nhiều quý ông hiện nay bị tinh trùng yếu và dị dạng tinh trùng mà không hề hay biết. Chỉ đến khi đi khám hiếm muộn, họ mới biết nguyên nhân thực sự. Do đó, để không phải đối mặt với tình trạng này, những quý ông nên chủ động thay đổi 1 số thói quen trong lối sống như bỏ rượu bia, thuốc lá, tập thể dục đều đặn, ăn nhiều chất chống oxy hoá như rau xanh, trái cây trong chế độ ăn hàng ngày…

Ngoài ra, với mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm thì thành công của mỗi lần chuyển phôi phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chất lượng phôi, tình trạng bệnh lý của tử cung vì sẽ quyết định chất lượng và số lượng phôi chuyển. Một yếu tố quan trọng nữa là tâm lý, nếu quá stress cũng ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ thành công của chuyển phôi.

Mẹ bầu song thai 23 tuần bỗng tử cung tụt nhanh và cuộc khâu cấp cứu khiến 3 bác sĩ toát mồ hôi hột
Trong những ca cấp cứu khâu cổ tử cung, nhiều khi chỉ cần 1 mình bác sĩ Khanh thực hiện nhưng riêng ca này dù đã có 2 bác sĩ phụ nhưng ê-kip vẫn toát mồ hôi hột.

Câu chuyện mang thai

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ Thân Trọng Thạch