Bà bầu là đối tượng dễ bị táo bón khi mang thai, bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, mệt mỏi cho mẹ. Các mẹ có thể tham khảo cách trị táo bón cho bà bầu đơn giản, hiệu quả trong bài viết sau đây.
Táo bón là tình trạng khó đi ngoài, phân cứng rắn, kèm theo máu. Tình trạng này làm gia tăng mệt mỏi, khó chịu, đau vùng xương chậu ở bà bầu.
Táo bón khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu và gia tăng mạnh ở 3 tháng cuối do nhu cầu về năng lượng nhiều hơn, thai nhi lớn khiến bà bầu dễ bị táo bón.
1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai
- Ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, không uống đủ nước.
- Thường xuyên nhịn đi vệ sinh.
- Các hormone progesterone hoạt động mạnh làm chậm sự tiêu hóa.
- Thiếu nước.
- Thường xuyên căng thẳng Ít vận động, ngồi nhiều.
- Sử dụng các thực phẩm gây nóng trong (sữa, đồ nếp, xoài, dưa hấu, cafe…)
- Thai lớn dần ở những tháng cuối tạo áp lực lên trực tràng làm chậm quá trình đào thải chất thải ra ngoài.
- Bổ sung thuốc sắt và các loại thuốc vitamin, thuốc nhuận tràng.
Bà bầu bị táo bón không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nhưng sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, đầy bụng (Ảnh minh họa)
2.Cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng giúp giảm, hết táo bón hiệu quả. Lượng chất xơ khi đi vào cơ thể sẽ giúp hấp thụ nước tốt hơn, làm mềm phần và thúc đẩy quá trình di chuyển các chất thải ra ngoài dễ dành.
Bà bầu nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, tốt cho mẹ và bé bé như các thực phẩm: Hạt chia, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, sữa chua, nho, cà rốt, cam, bánh quy giòn, trái cây sấy khô…
Để bổ sung vừa đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, bà bầu chỉ nên sử dụng 25 - 30g chất xơ/ngày và không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy. Các mẹ cần lưu ý điều này. Hoặc tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về cách bổ sung thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày phù hợp nhất.
Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm táo bón hiệu quả (ảnh minh họa)
Uống nhiều nước hơn
Nước có tác giúp các cơ quan hoạt động trơn tru hơn và các chất dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa và làm mềm phân.
Khi mẹ bầu bổ sung thực phẩm giàu chất xơ nhu cầu về nước của cơ thể tăng cao hơn. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên bà bầu uống nhiều nước và uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày.
Hạn chế ăn thực phẩm gây táo bón
Việc lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu, tránh gây táo bón cũng rất quan trọng, cần thiết với bà bầu. Đặc biệt là các loại sữa bầu, mẹ nên chọn loại sữa không gây nóng trong táo bón, ăn các thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ.
Bà bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm gây táo bón như: Thức ăn chiên rán, bỏng ngô, bánh mì, mít, nhãn….
Massage vùng bụng
Đây là 1 trong những mẹo trị táo bón cho bà bầu khá hay, hiệu quả, an toàn mẹ có thể thử áp dụng. Massage giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ dễ đi ngoài, vùng bụng dễ chịu hơn.
Massage trị táo bón cho bà bầu là cách đơn giản, hiệu quả, an toàn (Ảnh minh họa)
Cách thực hiện:
- Đặt nhẹ bàn tay dưới vùng xương ức. Dùng các ngón tay, bàn tay nhẹ nhàng vuốt xuống dưới bụng dưới bằng một áp lực nhẹ.
- Lặp lại động tác này trong khoảng 3 - 5 phút sẽ có hiệu quả và làm mỗi ngày, ngày massage từ 5 - 7 lần.
Tập thể dục, vận động thường xuyên
Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu hay bị trong các tháng về sau, thì phương pháp tập luyện thể dục thường xuyên là cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả và cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Bầu bí, mẹ chỉ nên lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng để tập luyện như đi bộ, yoga, bơi... để giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, giảm tình trạng táo bón do ngồi nhiều, ít đi lại.
Vận động mỗi ngày, còn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng, chuột rút… rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Mẹ bầu nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh ngồi nhiều.
Uống nước ấm mỗi sáng
Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là cách trị táo bón cho bà bầu vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng không ngờ của ly nước ấm.
Mẹ duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày, kết hợp ăn các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế sử dụng thực phẩm gây nóng trong tình trạng táo bón khi mang thai ở bà bầu sẽ thuyên giảm đáng kể.
Một cốc nước ấm uống vào buổi sáng sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón (ảnh minh họa)
Đi vệ sinh vào buổi sáng
Khi có thai, nội tiết tố của bà bầu thay đổi có thể khiến mẹ bầu đi ngoài thất thường, không theo thói quen dẫn đến táo bón. Mẹ nên điều chỉnh và tập thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng là tốt nhất.
Đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng sẽ giúp giảm tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ giảm cảm giác nặng nề, khó chịu ở bụng.
Nghỉ ngơi, thư giãn
Bà bầu bị táo bón khi mang thai cũng có thể đến từ nguyên nhân căng thẳng, mệt mỏi. Khi có dấu hiệu táo bón, mẹ hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên làm việc quá sức, căng thẳng sẽ khiến tình trạng táo bón nặng hơn.
Mẹ có thể sử dụng các phương pháp như massage, xông hơi, nghe nhạc… để hết căng thẳng.
Nghỉ ngơi, thư giãn là cách giúp mẹ bầu hết táo bón, giảm căng thẳng (ảnh minh họa)
Trái cây trị táo bón cho bà bầu
Các loại trái cây và nước ép trái cây có tác dụng chữa táo bón cho bà bầu khá hiệu quả. Do hàm lượng chất xơ và vitamin C trong các loại quả này lớn, có tác dụng bổ sung các khoáng chất, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và bổ sung nước cho cơ thể.
Mẹ bầu có thể bổ sung các loại trái cây có tác dụng chữa táo bón cho bà bầu như: Lê, táo, bơ, kiwi, bưởi, cam, quýt, quả mọng… Bà bầu có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép vào các bữa phụ, tráng miệng sau các bữa chính đều được.
Các loại trái cây, nước ép trái cây giàu vitamin C, chất xơ có tác dụng chữa táo bón cho bầu (Ảnh minh họa)
Với 9 cách trị táo bón cho bà bầu nhanh nhất, an toàn, hiệu quả, không cần dùng thuốc, không gây hại cho thai nhi các mẹ có thể tham khảo.
3. Lưu ý khi chữa táo bón cho bà bầu
Táo bón khi mang thai không phải là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng này có thể chữa được nên mẹ không cần quá lo lắng.
Trong quá trình áp dụng các cách trị táo bón cho bà bầu tại nhà mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy đi khám bác sĩ ngay khi Đau bụng dữ dội, dai dẳng và chướng bụng, không đại tiện được
- Chỉ sử dụng thuốc khi có sự kê đơn của bác sĩ chuyên môn.
- Cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm chữa táo bón, đặc biệt bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu cần tránh những thực phẩm gây co thắt, dễ động, sảy thai.
- Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối nên thay đổi thực đơn hàng ngày, bổ sung các thực phẩm nhuận nhàng, kết hợp với đi lại vận động nhiều hơn.
Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không thì các mẹ yên tâm, táo bón nhẹ, được chữa trị sớm không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên tình trạng táo bón kéo dài, lâu ngày, đi ngoài phân rắn kèm máu mẹ nên tới bệnh viện để khám và kiểm tra nhé.