Nhiều bà bầu cố nhồi nhét ăn thật nhiều khi mang thai nhưng không hề biết rằng điều này không tốt cho em bé trong bụng.
Người xưa thường quan niệm rằng khi mang thai cần phải "ăn cho 2 người", thế nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy tồn tại khá nhiều rủi ro về sức khỏe cho mẹ và bé. Những nghiên cứu công bố trên tạp chí Diabetologia cho thấy rằng nếu một người phụ nữ tăng quá nhiều hoặc quá ít cân trong thời gian mang bầu có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ.
Theo kết quả đánh gái trên 905 cặp bà mẹ - trẻ em được tiến hành tại Hồng Kông, tăng cân quá nhiều có thể khiến con bạn tăng nguy cơ kháng insulin và tăng huyết áp. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể dễ bị mắc bệnh béo phì, theo đó trẻ thường to gấp rưỡi so với mức trung bình. Điều này có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch của trẻ.
Mẹ bầu tăng cân quá nhiều có thể khiến trẻ sơ sinh tăng nguy cơ kháng insulin và tăng huyết áp. (ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu của Viện Y học Mỹ cũng nhận ra rằng phụ nữ có thai tăng cân nhiều thì con sinh ra dễ bị huyết áp cao và khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn so với những bà bầu tăng cân đúng chuẩn. Nhưng điều bất ngờ là những bà bầu tăng cân ít hơn chuẩn thì trẻ sinh ra cũng mắc các nguy cơ tương tự. Trung bình thay đổi cân nặng từ trước mang thai tới lúc đẻ là 15kg đối với tổng số bà bầu tham gia nghiên cứu với 41% tăng cân vượt mức & 17% tăng cân thấp hơn so với chuẩn.
Giáo sư Wing Hung Tam chia sẻ cần nâng cao nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Điều quan trọng là phải đủ chất chứ không phải cố nhồi nhét về số lượng. "Suy nghĩ "ăn cho 2 người" hoàn toàn không mang đến ích lợi gì cả".
Một phụ nữ người mang thai đòi hỏi nên bổ sung thêm 300 calo/ngày. Bà mẹ mang bầu cần là 1 chế độ ăn uống cân bằng đáp ứng yêu cầu đó với đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các bà bầu cũng cần phải tập thể dục nhẹ nhàng để tránh tăng cân quá nhiều.