Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Linh San - Ngày 31/07/2022 16:30 PM (GMT+7)

Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm nên cần phải chăm sóc tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Không ít loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe mẹ, bé cũng cần phải được loại bỏ.

Nhiều bà bầu thường lo lắng về việc ăn rau muống con sinh ra sẽ bị rốn lồi hoặc chậm lành vết thương. Tuy nhiên, trên thực tế, rau muống là loại rau có chứa rất nhiều thành phần acid folic tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Không ít mẹ bầu lo lắng về việc ăn rau muống 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)

Không ít mẹ bầu lo lắng về việc ăn rau muống 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)

Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Như đã chia sẻ, rau muống chứa nguồn axit folic tự nhiên rất tốt. Vì thế, mẹ bầu nên ăn để bổ sung nguồn dưỡng chất này trong 3 tháng đầu tiên nhằm hạn chế nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhưng nếu như giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, thể trạng của mẹ bầu không được tốt thì tuyệt đối không nên ăn rau muống nhé.

Ngoài ra, nếu muốn ăn rau muống, mẹ bầu cần phải chế biến kỹ và mua rau muống từ nguồn cung cấp an toàn, đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm thuốc trừ sâu. Đảm bảo vệ sinh bằng cách ngắt từng ngọn và ngâm rửa sạch trong nước muối pha loãng.

Lợi ích của rau muống đối với bà bầu 3 tháng đầu

Bổ sung axit folic

Rau muống rất giàu axit folic nên giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ sinh non hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.

Hỗ trợ bổ sung vitamin D và vitamin A

Rau muống có chứa thành phần canxi, đây là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển xương, răng của trẻ cũng như bảo vệ mẹ khỏi chứng loãng xương sau sinh. Không những thế, mẹ bầu ăn rau muống còn bổ sung thêm nhiều thành phần vitamin A, tốt cho sức khỏe thị lực, hỗ trợ ngăn ngừa các dấu hiệu đục thủy tinh thể.

Rau muống hỗ trợ bổ sung vitamin A, vitamin D cho bà bầu 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)

Rau muống hỗ trợ bổ sung vitamin A, vitamin D cho bà bầu 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Ăn rau muống đều đặn sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ mẹ bầu chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Làm giảm đau nhức toàn thân

Hoạt chất glycolipid của rau muống cũng có khả năng làm giảm đau nhức toàn thân do sự tăng trọng và thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Nhờ có thành phần giàu chất sắt nên lá rau muống non cực kỳ có lợi cho những người bị thiếu máu và phụ nữ mang thai cần chất sắt trong chế độ ăn uống. Sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các tế bào hồng cầu, để hình thành hemoglobin.

Hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Rau muống rất giàu chất xơ nên có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm các rối loạn tiêu hóa khác nhau một cách tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của rau muống cũng có lợi cho những mẹ bầu bị chứng khó tiêu và táo bón.

Bà bầu ăn rau muống sống được không?

Hầu hết, tất cả rau muống đều được trồng tại các ao hồ. Đây là môi trường có chứa nhiều loài giun sán ký sinh, đặc biệt là loại sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) gây đau bụng, khó tiêu khi vào cơ thể. Do vậy, thay vì ăn rau muống sống, tốt nhất là nên ăn rau đã rửa sạch và nấu chín kỹ.

Bà bầu chỉ nên ăn loại rau muống đã được nấu chín kỹ. (Ảnh minh họa)

Bà bầu chỉ nên ăn loại rau muống đã được nấu chín kỹ. (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn rau muống xào tỏi được không?

Rau muống xào tỏi là món ăn ngon, đã được nấu chín nên bà bầu hoàn toàn có thể ăn món ăn này. Tuy nhiên, khi trồng rau muống, một số người có thể dùng thêm hóa chất để giúp rau tăng trưởng nhanh hơn và ít bị sâu. Vì vậy, khi chế biến rau muống xào tỏi, mẹ bầu cần ngâm nước muối, rửa lại nhiều lần dưới vòi nước sạch trước khi nấu để giúp phòng tránh tình trạng ngộ độc thức ăn.

Rau muống xào tỏi là món ăn ngon được mẹ bầu yêu thích. (Ảnh minh họa)

Rau muống xào tỏi là món ăn ngon được mẹ bầu yêu thích. (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống

- Với những mẹ bầu 3 tháng đầu đang có những vết thương ngoài da không nên ăn rau muống do chúng sẽ làm kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

- Mẹ bầu bị bệnh gout không nên ăn do rau muống có chứa khá nhiều đạm thực vật.

- Mẹ bầu 3 tháng đầu đang bị suy nhược cơ thể hoặc có các vấn đề về đường tiêu hóa cũng không nên ăn rau muống để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe.

- Mỗi tuần chỉ nên ăn rau muống khoảng 2-3 bữa.

Ngày hè nóng nực, bà bầu đừng bỏ qua 7 loại nước hoa quả vừa giải khát vừa cực bổ này!
Các loại nước ép trái cây vừa thơm ngon vừa an toàn là lựa chọn giải khát hợp lý cho bà bầu trong những ngày hè nóng nực.

Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ