Bà bầu bị cúm A có sao không và có thể điều trị bằng cách nào là thắc mắc của nhiều phụ nữ mang thai.
Thời gian gần đây, số lượng các ca mắc cúm A tăng bất thường khiến nhiều người lo lắng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai vốn có hệ miễn dịch yếu là một trong những đối tượng dễ mắc cúm A cũng như bị ảnh hưởng bởi cúm A nặng nề nhất. Vậy bà bầu bị cúm A có sao không và nếu không may mắc cúm A thì phụ nữ mang thai nên làm thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. (Ảnh minh họa)
Cúm A là gì và lây nhiễm thế nào?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp trở nặng phải nhập viện vì nhiễm virus này. Đặc biệt, cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già.
Các virus cúm A lan truyền chủ yếu từ người sang người thông qua ho hoặc hắt hơi qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus của người bệnh hoặc đôi khi người ta có thể bị nhiễm bệnh do chạm vào một bề mặt cứng có virus cúm và chạm lại vào miệng hoặc mũi của họ.
Dấu hiệu bà bầu bị cúm A
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, các triệu chứng, dấu hiệu của cúm khi mang thai bao gồm:
- Sốt cao 39 - 40 độ đột ngột.
- Kèm theo sốt cao là triệu chứng lạnh (rét run) và đau nhức toàn thân.
- Đau đầu dữ dội, đôi khi kèm theo chứng nôn.
- Sổ mũi, đau rát họng, đắng miệng và ho có đờm.
- Mệt mỏi, da khô nóng, cơ thể đau nhức rã rời.
Còn nếu mắc cúm A, bà bầu có thể thấy các triệu chứng sau rõ ràng hơn:
- Ho, khó thở.
- Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức người.
- Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
- Sốt cao trên 38.5 độ
- Tê bì chân tay.
- Buồn nôn.
Bà bầu bị cúm thường khó xác định do virus nào gây ra nên cần đến bệnh viện kiểm tra sớm. (Ảnh minh họa)
Bà bầu bị cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi, có nguy hiểm không?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bà bầu bị bất kỳ chủng cúm nào, trong đó có cúm A đều có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật, đặc biệt là khi mang bầu trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ. Ngoài ra, sốt cao cùng với độc tính của virus cúm có thể gây kích thích co bóp tử cung gây sảy thai hoặc thai chết lưu hoặc sinh non.
Do đó, các bác sĩ đều khuyến cáo mẹ bầu cần lập tức đi gặp bác sĩ ngay sau khi có triệu chứng của cúm vì điều trị cúm sẽ có hiệu quả cao nhất sau 48h kể từ khi có triệu chứng.
Bà bầu bị cúm A phải làm sao?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy vậy, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Lưu ý những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc và sử dụng. Phụ nữ mang thai tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ, thai dị tật, sinh non,...
Vì vậy, việc đầu tiên bà bầu nên làm khi phát hiện các triệu chứng cúm là đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bà bầu bị cúm A có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như:
- Tự cách ly để hạn chế lây nhiễm lan rộng.
- Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường sạch sẽ, an toàn.
- Bổ sung nhiều nước.
- Cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, ăn các ăn các thức ăn lỏng và dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, các thực phẩm như cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh và rau bina, và bổ sung thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc tăng cường, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô...
- Hãy luôn giữ cho cơ thể thoải mái, quần áo rộng rãi và không gian ngủ thoáng.
- Bà bầu có thể sử dụng chanh ngâm mật ong ngậm để giảm sự đau rát ở cổ họng, giảm sưng, viêm và giảm ho.
- Bà bầu cũng có thể sử dụng gừng để chữa cảm cúm. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng rất đơn giản, mẹ chỉ cần thái nhỏ vài lát gừng, cho vào 200ml nước đun sôi trong 15 phút rồi lọc lấy nước uống khi còn ấm. Nước gừng sẽ giúp mẹ bầu kháng khuẩn, tăng sức đề kháng.
Bà bầu bị cúm A tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải làm theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Nếu mẹ bầu đang gặp phải bất cứ những vấn đề nào sau đây thì cần đi gặp bác sĩ ngay:
- Khó thở hoặc thở khó.
- Đau hoặc cảm thấy áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng.
- Chóng mặt dai dẳng hoặc cảm thấy mê mệt, không tỉnh táo.
- Co giật.
- Không đi tiểu.
- Đau cơ nghiêm trọng.
- Sốt hoặc ho đã giảm sau đó bị lại nghiêm trọng.
- Sốt cao.
- Giảm hoặc không thấy cử động của em bé.
Cách phòng cúm khi mang thai
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai là tiêm phòng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn của việc tiêm phòng cúm cho người mang thai. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc chủng ngừa cúm giúp giảm nguy cơ nhập viện vì cúm của một người mang thai khoảng 40%.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vắc-xin cúm giúp bảo vệ con bạn sau khi chúng được sinh ra. Kháng thể vắc-xin (protein trong máu giúp chống lại vi-rút trong cơ thể bạn) được truyền sang con bạn trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, việc cho con bú vẫn tiếp tục tạo kháng thể cho bé. Biện pháp bảo vệ này rất quan trọng vì trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng cúm cho đến khi chúng được ít nhất 6 tháng tuổi.
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Người mang thai cũng nên tuân theo các phương pháp phòng ngừa cúm nói chung bao gồm:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, hạn chế để tay tiếp xúc với mắt, mũi.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh thoáng mát, sạch sẽ bằng cách lau chùi các dụng cụ, đồ vật thường xuyên tiếp xúc.
- Sử dụng khẩu trang khi đến những nơi đông người hoặc ở ngoài môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao, thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.