Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Vốn là trái cây quen thuộc của các gia đình Việt, với màu vàng đặc trưng cùng mùi vị hấp dẫn, quả mít trở thành thực phẩm yêu thích của nhiều người, đặc biệt là mẹ bầu.
Từ rất lâu, mít và các bộ phận của cây mít đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả mít rất tốt để giúp làm đẹp da, hỗ trợ chữa ngộ độc rượu, giảm cân.
Mít được công nhận là loại quả mang đến nhiều tác dụng trong Đông y. (Ảnh minh họa)
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?
Có khá nhiều quan niệm cho rằng, mẹ bầu 3 tháng không nên ăn mít do đây là loại quả có tính gây nóng, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, những quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Theo đó, bà bầu có thể ăn mít trong suốt thai kỳ nhưng ăn với lượng vừa phải.
Nếu như ăn mít quá nhiều trong quá trình mang thai có thể tạo điện để các vi khuẩn gây bệnh về da tăng lên. Các bà bầu có tiền sử béo phì, đái tháo đường hoặc được chẩn đoán mắc bệnh về gan nhiễm mỡ thì không nên ăn mít.
Bà bầu ăn mít sẽ mang đến một số lợi ích như:
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu giảm được nguy cơ nhiễm trùng nhờ hàm lượng vitamin A, B, C...
- Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá, hạn chế táo bón, bổ sung chất xơ cần thiết hàng ngày.
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giảm thiểu nguy cơ huyết áp cao và các bệnh về tim mạch.
- Ngăn ngừa thiếu máu nhờ hàm lượng folate và sắt dồi dào.
- Hỗ trợ cải thiện sức mạnh của xương, giảm nguy cơ bị loãng xương ở cả mẹ bầu và thai nhi.
- Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi về trí não và thị lực.
Ăn mít hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Bà bầu 3 tháng ăn mít sấy được không?
Mít sấy khô rất tốt do nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như canxi, chất xơ, sắt... hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng, nguy cơ loãng xương, cải thiện sức mạnh của xương. Hàm lượng sắt và acid folic dồi dào trong mitx cũng giúp cân bằng hàm lượng hemoglobin và ngăn ngừa tình trạng bị thiếu máu ở bà bầu.
Ăn mít sấy trong thời kỳ mang thai gần như an toàn nhưng mẹ bầu không nên quá lạm dụng, chỉ nên ăn với số lượng vì phải. Bên cạnh đó, mít sấy còn thuộc nhóm thực phẩm nóng, dễ sinh nhiệt nên đòi hỏi người dùng nên sử dụng chúng một cách có chừng mực.
Bà bầu ăn hạt mít được không?
Cùng với múi mít, hạt mít cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn hạt mít dành cho mẹ bầu:
- Giúp chống lại chứng thiếu máu: Hạt mít rất giàu chất sắt và chúng giúp chống lại bệnh thiếu máu. Hàm lượng sắt tối ưu hóa việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Thiếu sắt là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ và nó có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi.
Hạt mít giúp bổ sung máu cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Hồng cầu rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của thai nhi, đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai được yêu cầu nên thực phẩm giàu chất sắt. Mẹ bầu có thể bao gồm hạt mít trong chế độ ăn uống của mình, vì nó là một nguồn cung cấp chất sắt tốt và có thể giữ cho mức độ sắt trong cơ thể mẹ luôn ở mức kiểm soát.
- Tốt cho da và tóc: Bổ sung hạt mít là một cách tự nhiên sẽ giúp làn da của mẹ luôn tươi sáng. Nếu mẹ muốn có một mái tóc tuyệt vời và một làn da khỏe mạnh, hãy tiêu thụ các loại thực phẩm giàu khoáng chất như hạt mít.
- Giúp điều trị cảm lạnh và chống nhiễm virus: Ăn hạt mít có thể giúp chữa bệnh nhiễm lạnh và nhiễm virus khi mang thai.
Mẹ bầu nên ăn mít bao nhiêu là đủ?
Bà bầu có thể ăn mít mỗi ngày với lượng ăn không nên quá 80-110g. Mặc dù có thể ăn hàng ngày nhưng nên ăn thêm các loại trái cây khác để cân bằng dinh dưỡng. Nên ăn cách ngày hoặc ăn 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, với những bà bầu bị rối loạn đông máu, béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...thì không nên ăn mít. Nếu ăn quá nhiều mít sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu như khó tiêu, dị ứng, tăng lượng đường trong máu.
Mẹ bầu không nên ăn mít quá nhiều vì có thể gây khó tiêu, dị ứng. (Ảnh minh họa)
Với hạt mít, bà bầu nên luộc chín rồi mới ăn. Đối với múi mít, mẹ bầu có thể luộc chín hoặc ăn kèm cùng với sữa chua, sinh tố kem, bột yến mạch...sẽ rất bổ dưỡng, thơm ngon. Khi ăn mít, mẹ bầu nên chọn những quả mít có vỏ cứng, gai đều, khi bổ ra vẫn chín tươi, có màu vàng và thơm lừng, không ăn những quả bị thối bên ngoài, đốm, có mùi lạ.