Bà bầu ăn me được không và ăn thế nào là tốt?

Thùy Dương. - Ngày 12/08/2021 19:07 PM (GMT+7)

Bà bầu ăn me được không? Me rất giàu sắt, vitamin B3, chất xơ... và bà bầu có thể ăn me nhưng chỉ nên ăn me chín, nếu ăn me xanh thì có thể chế biến thành các món ăn.

Me là một loại quả có vị chua khi xanh và vị chua chua ngọt ngọt khi chín. Vị chua đặc trưng của me có tác dụng chống buồn nôn, ốm nghén rất hiệu quả cho bà bầu những tháng đầu. Vậy bà bầu ăn me được không và nên ăn như thế nào là tốt?

Bà bầu ăn me được không?

Theo nghiên cứu, me chứa rất hiều dưỡng chất như sắt, vitamin B3, vitamin C, chất xơ, kali, canxi, chất chống oxy hóa... và đây đều là các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

Me là một loại quả giàu dinh dưỡng và vị chua ngọt thơm ngon (Ảnh minh họa)

Me là một loại quả giàu dinh dưỡng và vị chua ngọt thơm ngon (Ảnh minh họa)

Vậy bà bầu ăn me được không? Bà bầu có thể ăn me. Trong 1 cốc nước me có thể cung cấp 3,36mg sắt trong khi bà bầu cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày. Ngoài ra, me còn bổ sung 2,3mg vitamin B3 trong khi 1 ngày bà bầu chỉ cần khoảng 18mg vitamin B2 thông qua chế độ ăn uống là đủ. Trong 1 cốc nước me cũng cung cấp 6,1g chất xơ trong khi bà bầu chỉ cần khoảng 28g chất xơ trong khẩu phần ăn 1 ngày.

Do đó, bà bầu có thể ăn me nhưng nên ăn một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.

Bầu 3 tháng đầu ăn me được không? Me có vị chua chua rất đặc trưng. Những bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn me có thể giúp giảm hiện tượng buồn nôn, ốm nghén. Vì vậy, mang thai 3 tháng có thể ăn me. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn 1 lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu có thể ăn me (Ảnh minh họa)

Bà bầu có thể ăn me (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn me có tốt không, có lợi ích gì?

Với những thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong me thì bà bầu có thể ăn me và có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

- Bà bầu ăn me giảm nguy cơ sinh non

Me là loại quả giàu sắt, giúp bà bầu giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Khi mang thai sắt giúp tăng khối lượng mái, giúp giảm ngu cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

- Có bầu ăn me ngừa táo bón

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn me có thể giảm thiểu được tình trạng táo bón thai kỳ thường gặp. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì lượng chất xơ nhiều khiến bà bầu có cảm giác no, không ăn được các món ăn khác gây ảnh hưởng dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

- Mang thai ăn me giảm buồn nôn và ốm nghén

Vị chua chua đực trưng của me có tác dụng giúp bà bầu giảm cảm giác buồn nôn và triệu trứng ốm nghén khi mang thai. Me cũng có chứa một số hợp chất làm dịu dạ dày, giảm cảm giác nôn mửa khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

- Tăng cường miễn dịch, ngừa ung thu

Trong 100g me có chứa khoảng 11,43mg vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ hô hấp và giúp bà bầu có làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C cũng có tính chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do có thể gây ung thư ở bà bầu và thai nhi.

- Có thai ăn me giảm nguy cơ tiể đường thai kỳ

Bà bầu ăn me có thể giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.

- Có bầu ăn me tốt cho sự phát triển của thai nhi

Trong me có thành phần vitamin B3 dồi dào, thành phần dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển của các dây thần kinh, não, hệ tiêu hóa và màng nhầy của thai nhi.

Me có nhiều tác dụng với sức khỏe của mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Me có nhiều tác dụng với sức khỏe của mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn bao nhiêu me và ăn loại me nào?

Me tuy có nhiều tác dụng tốt cho bà bầu nhưng không nên ăn quá nhiều me. Bà bầu có thể ăn tối đa 100g me/ ngày và 1 tuần ăn 1 lần hoặc 1 tháng ăn 2 – 3 lần là đủ. Không nên ăn quá nhiều. Đối với các bà bầu bị nghén, có thể ăn một mẩu me nhỏ, chỉ vài gram để giảm thiểu tình trạng nôn, nghén. Không ăn quá nhiều me.

Bà bầu có thể ăn me xanh dùng để nấu canh, ăn me chín nhưng nên lưu ý không nên ăn các loại me ngâm đường quá nhiều. Bà bầu cũng có thể pha me chín thành nước me uống giải nhiệt.

Bà bầu ăn nhiều me có sao không?

Me có vị chua chua, ngọt ngọt rất thơm ngon. Nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều. Khi ăn quá nhiều me có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng:

- Dư thừa vitamin C

Bà bầu ăn nhiều me 1 ngày và ăn hàng ngày có thể gây dư thừa vitamin C. Dư thừa vitamin C có thể gây sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ, làm tăng nguy cơ sinh non và có thể gây tổn thương tế bào của thai nhi.

Không nên ăn quá nhiều me (Ảnh minh họa)

Không nên ăn quá nhiều me (Ảnh minh họa)

- Tiêu chảy

Me có thể được xem như 1 loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nếu ăn quá nhiều me có thể khiến tiêu chảy không kiểm soát, làm mất nước, kích thích các cơn co thắt tử cung dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

- Tương tác với aspirin và ibuprofen

Me có thể phản ứng với aspirin và ibuprofen. Vì vậy, khi bà bầu đang dùng aspirin hoặc ibuprofen thì không nên ăn me. Việc ma tương tác với aspirin và ibuprofen có thể gây nên những tác dụng phụ. Việc hấp thụ quá nhiều aspirin hoặc ibuprofen có thể gây đến sảy thai, mang thai giai đoạn cuối có thể làm chậm quá trình chuyển dạ. Việc hấp thụ quá nhiều aspirin và ibuprofen cũng làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh mắc bệnh về tim và phổi.

- Dư thừa vitamin B3

Me rất giàu vitamin B3, mẹ ăn nhiều me gây dư thừa vitamin B3 gây cảm giác ngứa rát khó chịu ở mặt, ngực hoặc khiến gan bị tổn thương và viêm loét dạ dày.

- Giảm lượng đường trong máu

Bà bầu ăn quá nhiều me có thể gây giảm lượng đường trong máu dẫn đến hạ đường huyết, điều này đặc biệt nguy hiểm với bà bầu đang dùng thuốc giảm lượng đường.

- Gây trào ngược dạ dày

Me có chứa nhiều axit có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày nếu ăn nhiều gây trào ngược dạ dày. Những bà bầu có bệnh dạ dày thì không nên ăn me.

Bà bầu có thể ăn me nhưng hãy chỉ ăn một lượng nhỏ. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn và lượng nên ăn.

Những thực phẩm hàng đầu giúp bà bầu ăn vào con mà không vào mẹ
Những thực phẩm này chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho thai kỳ, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân.

Dinh dưỡng thai kỳ

Thùy Dương.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ