Bà bầu ăn thanh long được không? Thanh long là một trong những loại trái cây nhiệt đới, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau như chất xơ và protein. Tuy nhiên, trong thai kỳ, bà bầu có nên ăn thanh long không vẫn là thắc mắc của nhiều mẹ.
Bà bầu ăn thanh long được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cũng như một số loại quả lành tính khác, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu trong thời gian mang thai nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào. Các thành phần dưỡng chất có trong thanh long có thể kể đến như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi, magie, chất xơ, chất béo có lợi…
Bà bầu ăn thanh long được không? (Ảnh minh họa)
Cụ thể, thanh long mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Trong thời gian mang thai, việc bổ sung các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi. Bổ sung vitamin C trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn cảm cúm, cảm lạnh cho bà bầu. Bên cạnh đó, thanh long còn có công dụng hỗ trợ tích cực dành cho quá trình hình thành răng và xương của thai nhi. Vì thế, ăn thanh long kết hợp cùng những loại rau củ khác cũng là một cách tốt để mẹ bầu tăng cường sức đề kháng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa táo bón
Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào và phong phú, ăn thanh long sẽ giúp mẹ bầu no lâu, tăng khả năng điều tiết cho hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ bị táo bón cũng như các triệu chứng khó chịu dành cho mẹ bầu. Bà bầu có thể uống sinh tố thanh long vào mỗi buổi sáng hoặc kết hợp cùng salad để tạo thành món ăn thơm ngon.
- Hỗ trợ làm giảm mệt mỏi cho mẹ
Thanh long vừa giúp bổ sung vitamin B1, vừa giúp cung cấp carbohydrate cần thiết dành cho quá trình chuyển hóa năng lượng dành cho cơ thể. Ăn thanh long sẽ giúp các mẹ bầu làm giảm bớt mệt mỏi, triệu chứng chóng mặt, đau nhức đầu, không cung cấp đủ năng lượng. Không những thế, hàm lượng vitamin B1 còn giúp duy trì sự hoạt động bình thường của tim và hệ tim mạch.
- Hỗ trợ sự phát triển trí não của thai nhi
Hàm lượng thành phần chất béo trong quả thanh long có công dụng hỗ trợ sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Ở thời kỳ này, não của bé có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù thanh long có chứa hàm lượng chất béo không nhiều, chỉ khoảng 0,1-0,6g nhưng đây lại là nguồn chất béo vô cùng có lợi.
Bầu 3 tháng ăn thanh long được không? (Ảnh minh họa)
- Hỗ trợ bổ sung năng lượng cho cơ thể
Thành phần carbohydrate đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi nên việc bổ sung carbohydrate là vô cùng cần thiết. Cứ khoảng 100g thanh long sẽ có khoảng 9-14g carbohydrate, chiếm khoảng 10% về nhu cầu carbohydrate tối thiểu mỗi ngày của mẹ bầu. Vì thế, dùng thanh long có lợi đôi đường, vừa giúp bổ sung năng lượng cơ thể cho mẹ, vừa đóng góp dành cho sự phát triển của thai nhi.
- Thanh long rất tốt cho tim mạch và huyết áp
Do thanh long là loại quả có chứa ít calo, giảm mức cholesterol trong máu nên hỗ trợ hiệu quả cho sức khỏe tim mạch. Các mẹ bầu thường dễ xảy ra tình trạng tăng huyết áp nên cần phải đảm bảo kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày để không dẫn đến biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.
Theo đó, thanh long là một trong những lựa chọn vô cùng tuyệt vời bởi nó sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt và ngăn ngừa chứng huyết áp cao vô cùng hiệu quả.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn thanh long được không?
Như đã chia sẻ, với vị chua ngọt nhẹ nhàng, thanh long là loại trái cây được khuyên dùng cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ ăn nhiều trái cây trong thời kỳ mang thai, con sinh ra sẽ có tư duy cao hơn hẳn những đứa trẻ bình thường.
Thanh long chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Đây cũng là lý do mà các bà bầu nên tích cực ăn thanh long cũng như một số loại trái cây khác tốt cho thời gian mang thai, giúp các bé sau sinh khỏe mạnh, có chỉ số thanh long cao. Như vậy, bầu 3 tháng đầu ăn thanh long được không là rất nên các mẹ nhé.
Lưu ý khi bà bầu ăn thanh long
- Những mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường cao hoặc bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn thanh long.
- Những mẹ bầu dễ bị dị ứng với đạm thực vật không nên ăn thanh long.
- Những mẹ bầu dễ bị đau bụng hoặc đang bị tiêu chảy không nên ăn thanh long.
- Những mẹ bầu đang trong tình trạng stress nặng, ho đờm hoặc mệt mỏi chân tay không nên ăn thanh long.
- Chọn thanh long không bị héo, vỏ vẫn còn căng mọng, nên rửa sạch trước khi cắt,
- Không nên ăn quá nhiều thanh long hoặc lạm dụng thanh long,
- Có thể dùng thanh long ăn kèm cùng các loại trái cây khác để giúp cân bằng lượng đường dung nạp.