Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không, có nguy hiểm không?

Ngày 11/03/2020 09:30 AM (GMT+7)

Bệnh trĩ khi mang thai không quá hiếm gặp và đều gây nên những đau đớn khó chịu cho mẹ bầu. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không, có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu.

Bệnh trĩ ở bà bầu là bệnh thường gặp khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh trĩ ở bà bầu thuộc 3 độ:

- Độ 1: Không xuất huyết hậu môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau khi đi vệ sinh (đi vệ sinh thấy có máu)

- Độ 2: Thấy búi trĩ nhô ra khỏi hậu môn gây khó chịu nhưng sẽ tự rút vào.

- Độ 3: Búi trĩ nhô ra khỏi hậu môn, không tự rút vào mà phải dùng tay đẩy vào. 

Nguyên nhân chủ yếu khi mang thai bị trĩ là do táo bón, thai nhi ngày càng lớn tạo áp lực lên trực tràng, lượng hormone progesterone và máu tăng lên. 

Triệu chứng chủ yếu của bệnh trĩ ở bà bầu đó là ngứa, nóng rát hậu môn, chảy máu, hậu môn sưng, nổi cục, đau âm ỉ bên trong hậu môn khi đại tiện, cảm giác khó chịu…

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không, có nguy hiểm không? - 1

Bệnh trĩ khi mang thai gây đau đớn cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị trĩ mẹ có thể sinh thường được. Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, không gây nhiều khó khăn khi hoạt động thì mẹ bầu sinh thường tự nhiên được. Phải mất ít nhất 6 tuần sau khi sinh mẹ bầu mới có thể tiến hành cắt trĩ.  

Tuy nhiên, đối với những bà bầu bị trĩ nặng, búi trĩ sưng to, đau buốt, không đi lại được thì mẹ có thể sẽ phải đẻ mổ.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không, có nguy hiểm không? - 2

Khi bị trĩ mẹ có thể sinh thường nhưng nếu bệnh nặng khả năng sẽ phải sinh mổ. (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ tuy không gây tử vong ngay nhưng lại kéo dài gây đau đớn khi mang thai có thể gây nên nhiều những ảnh hưởng cho sức khỏe của người mẹ, cụ thể đó là:

- Chảy máu, đau buốt, khó chịu khi đi vệ sinh

Khi bị trĩ người mẹ mỗi lần đi đại tiện đều cảm thấy rất khó chịu, đi đại tiện khó, đau, chảy máu. Nếu búi trĩ lòi ra ngoài không tự co lại được rất mất vệ sinh và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. 

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu bị trĩ thường rất mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và cảm thấy khó chịu khi bị trĩ. Vì vậy, người mẹ cần đi khám ngay khi có những biểu hiện của trĩ và có những biện pháp xử lý kịp thời. 

- Khó sinh

Mẹ bị trĩ thì khả năng sinh thường khó hơn người bình thường. Nếu bị trĩ nặng có thể chỉ định sinh mổ. 

- Hoại tử búi trĩ

Những mẹ bị trĩ nặng rất dễ bị hoại tử búi trĩ nếu không vệ sinh đúng cách. Hoại tử búi trĩ sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn. 

- Ảnh hưởng tâm lý bà bầu

Khi bị trĩ mẹ bầu thường trong trạng thái khó chịu, đau đớn, khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng nên ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. 

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không, có nguy hiểm không? - 3

Khi bị trĩ tâm lý mẹ bầu bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa)

Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của trĩ cho bà bầu

Dù bị trĩ hay chưa bà bầu cũng nên có những kiến thức để ngăn ngừa sự ảnh hưởng của bệnh này khi mang thai. 

- Mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và vận động thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, đặc biệt các bài tập liên quan đến xương chậu thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng độ dẻo dai cho các múi cơ vùng kín, giúp cho quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn. 

- Khi đi đại tiện mẹ không nên cố gắng rặn, không ngồi quá lâu. Tập thói quen đi đại tiện đều vào một giờ nhất định trong ngày. 

- Hạn chế ngồi quá lâu. Khi nằm nên nằm nghiêng về 1 bên, tránh nằm ngửa và nằm sấp. Nằm nghiêng bên trái là tốt nhất để giảm ứ máu tại vùng chậu và hậu môn. 

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Sử dụng giấy vệ sinh mền, không màu, không mùi tránh tổn hại hậu môn. 

- Thư giãn với nước ấm khoảng 10 - 15 phút để giúp máu lưu thông tốt hơn. 

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị sa búi trĩ tốt nhất các mẹ cùng tìm hiểu các...

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh trĩ