55% người Việt bị trĩ: Nguyên nhân là gì?

Ngày 11/07/2020 17:18 PM (GMT+7)

Bác sĩ Cường cho biết ông thường xuyên gặp các ca tai biến, di chứng do điều trị bệnh trĩ không đúng cách.

Thủng hậu môn 

TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam, cho biết bệnh trĩ hiện nay đang trẻ hóa, nhiều trường hợp học sinh cấp 3 đã bị trĩ. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay đó là bệnh nhân lên mạng mua các loại thuốc chữa trĩ vì tin rằng nó hiệu quả với những lời quảng cáo có cánh. Vì thế, bệnh nhân thường gặp những biến chứng nặng nề.

Gần đây nhất là trường hợp 70 tuổi ở Lĩnh Nam, Hà Nội, mua thuốc trên mạng được quảng cáo bôi là chữa khỏi bệnh trĩ. Bệnh nhân bôi được 3 ngày thì phải vào viện cấp cứu và bị hoại tử toàn bộ ống hậu môn, da và niêm mạc hoại tử.

Bác sĩ Cường cho biết khi vào viện, bệnh nhân kể với bác sĩ do sợ phẫu thuật, tự mua thuốc về bôi dù không hiểu là bệnh gì, khi chạm thuốc vào quần khiến thủng luôn cả vị trí thuốc dính vào quần. Bệnh nhân bị  thủng ống hậu môn, không thể tái tạo.

Sau mổ, bác sĩ phải tiến hành nong ngay từ ngày thứ 2, đến gần 2 tháng liên tục thì mới ổn định. Tuy nhiên vấn đề giải quyết hẹp ống hậu môn cũng chỉ đạt 80%. Bệnh nhân đi đại tiện rất khó chịu, khó đi, tổn thương ở đây về hóa chất, nó ngấm dần vào cơ thể gây hậu quả nặng nề.

Trường hợp 2 là ở Quảng Ninh, được một người xưng là bác sĩ người nước ngoài "tiêm dạo" chữa bệnh trĩ, tiêm trực tiếp vào tổn thương gây áp xe nặng nề.

55% người Việt bị trĩ: Nguyên nhân là gì? - 1

Ảnh minh họa

Theo Bác sĩ Cường, việc điều trị bằng thuốc đắp hay các biện pháp khác người bệnh cần cẩn trọng. Với thuốc nam, hiệu quả trên từng tổn thương nhất định, gần như ít tác dụng phụ. Ví dụ như lá trầu không mà đòi hỏi trĩ độ 4 thì không thể.

Hiện nay, quan điểm của y học hiện đại chia ra có: trĩ nội, ngoại, hỗn hợp

Đông y thì có  thể thấp nhiệt, thể hàn nhiệt tùy từng trường hợp để điều trị chính xác.

Bác sĩ Cường cho biết bệnh trĩ có xu hướng gia tăng, trước đây trên 30 tuổi mới mắc, nhiều ở độ tuổi 60 trở lên nhưng thực tế hiện nay trẻ hóa. Bác sĩ Cường đã khám cho rất nhiều bệnh nhân mới chỉ ngoài 20, thậm chí 15-16 tuổi đang là học sinh cấp 3 đã bị trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ

Theo bác sĩ Cường bệnh trĩ ở người trẻ đã được xác định nguyên nhân do lối sống. Hiện nay người trẻ có lối sống hiện đại thay đổi cách sống, ngồi nhiều, chế độ ăn nhanh, lười vận động, lười ăn rau xanh… Đây là những yếu tố nguy cơ làm bệnh trĩ trẻ hóa dần.

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia, bệnh trĩ là do yếu tố ăn uống, lối sống tĩnh tại là chính.

Các yếu tố như khẩu phần ăn thiếu rau xanh, quả chín ảnh hưởng nhiều đến bệnh trĩ. Trung bình cần 400 g rau xanh, 200-300 g quả chín một ngày; nhưng hiện nay trung bình mới 200 g rau xanh/ người trong khi nước ra có nguồn rau xanh rất dồi dào.

Ngoài ra, bác sĩ Lâm cho biết thói quen không đủ nước, trong khi bình thường cần 1,5-2l nước một ngày, mùa hè đến 2,5l/ ngày...

Cơ thể thiếu vitamin D làm táo bón, gây trĩ từ trẻ em đến người lớn, người già tỉ lệ thiếu vitamin D hiện nay vẫn nhiều khoảng 50%.

Để phòng bệnh trĩ, PGS Lâm cho rằng mọi người cần có chế độ ăn giúp ngăn ngừa bệnh trĩ, táo bón, hỗ trợ trong điều trị hiệu quả hơn. Những thực phẩm giảm tình trạng táo bón là những thực phẩm có nhiều chất xơ hoà tan, mồng tơi, rau đay, mướp, ăn quả đậu bắp, luộc xào, các sản phẩm từ sữa có probaiotic có thể uống.

Những người đang có tình trạng táo bón nên ăn sữa chua, uống sữa chua. Uống đủ nước, ăn rau khoai lang, củ khoai lang, khoai tây, sẽ đỡ tình trạng táo bón. Tăng cường vận động xoa bụng,. Giảm thức ăn cay, những thực phẩm như ổi, hồng xiêm khi ăn sẽ tăng trình trạng táo bón. 

Bác sĩ Cường cho biết khi thấy các triệu chứng bất thường ở vùng hậu môn, trực tràng điển hình là đau rát, đại tiện ra máu… người bệnh cần chú ý tới khám bác sĩ để có thể điều trị bệnh sớm.

Ngoài bệnh trĩ, dấu hiệu đi đại tiện ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh, nên cần thận trọng thăm khám để chẩn đoán xác định bệnh trĩ chính xác, loại trừ các tổn thương khác để điều trị kịp thời.

Theo Khánh Chi (Infonet)

Chuyên gia chỉ rõ 3 dấu hiệu của bệnh trĩ, dấu hiệu cuối cùng nhiều người gặp nhưng chủ quan
Dù có dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng nhiều người lại hay bỏ qua, đến khi có biến chứng nặng mới đến bệnh viện thăm khám thì đã quá muộn.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh trĩ