Bà bầu uống sữa đặc có tốt không, uống thay sữa bầu được không?

Linh San - Ngày 09/07/2022 16:00 PM (GMT+7)

Nhiều mẹ bầu muốn uống sữa đặc trong thai kỳ thay thế cho sữa bầu nhưng còn thắc mắc liệu uống loại sữa này có tốt không.

Sữa và các chế phẩm sữa rất giàu canxi và cũng là nguồn canxi có giá trị sinh học cao. Không chỉ là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho các bà mẹ ở giai đoạn đặc biệt quan trọng mà còn là thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ở tỷ lệ cân đối, rất tốt dành cho sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Việc dùng sữa và chế phẩm sữa hợp lý trong thời kỳ mang thai và nuôi con bú giúp cải thiện khẩu phần canxi, cải thiện tỷ số canxi/ phốt pho thấp của khẩu phần, giúp hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu không muốn uống sữa bầu hay sữa tươi và sử dụng sữa đặc thay thế. Vậy bà bầu uống sữa đặc có tốt không? 

Bà bầu uống sữa Ông Thọ có tốt không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống sữa Ông Thọ có tốt không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống sữa đặc có tốt không?

Sữa đặc thiowngf có thành phần dinh dưỡng chính gồm sữa bò, chất béo, protein và đường đều có lợi đối với quá trình tăng cân. Vì thế, sữa đặc rất thích hợp với các mẹ bầu quá gầy, cần tăng cân.

Công thức được làm từ sữa đặc khá đơn giản nên uống sữa đặc kết hợp cùng các thực phẩm dinh dưỡng khác có trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cân nặng của mẹ tăng lên một cách lành mạnh, an toàn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu muốn duy trì cân nặng ổn định có thể dùng sữa đặc trong các bữa ăn kết hợp cùng với trứng, bánh mì để tạo nên bữa sáng có đầy đủ chất dinh dưỡng, không lo bị tăng cân hay tiểu đường.

Sữa đặc là loại sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Sữa đặc là loại sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Uống sữa đặc có vào con không?

Việc bổ sung sữa đặc có vào con không còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu. Bà bầu uống sữa đặc khi chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, mẹ quá gầy và cần tăng cân. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi phát triển lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, sữa đặc không thể thay thế được cho sữa bầu (loại sữa công thức dành riêng cho bà bầu) do thành phần dinh dưỡng của sữa đặc hoàn toàn khác với sữa bầu. Vì thế, nếu việc uống sữa đặc mà chế độ ăn vẫn thiếu chất dinh dưỡng, không đảm bảo thì bà bầu vẫn phải uống thêm sữa bầu để giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Còn nếu bà bầu uống sữa bầu, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng thì không nhất thiết cần phải uống sữa đặc. 

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa đặc?

Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu có thể uống các loại sữa hạt, sữa bầu đặc chế, sữa đậu nành, sữa tách béo, sữa chua, sữa bò hoặc sữa dê đã qua tiệt trùng. Ngoài ra, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén, cần tăng cân có thể bổ sung thêm sữa đặc hoặc sữa nguyên kem. Những loại sữa này có chứa khá nhiều calo giúp duy trì năng lượng cho hoạt động sống hàng ngày.

Sữa đặc nên dùng cho những mẹ bầu cần tăng cân. (Ảnh minh họa)

Sữa đặc nên dùng cho những mẹ bầu cần tăng cân. (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi bà bầu uống sữa đặc

- Những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ và vẫn tăng cân bình thường không nên uống sữa đặc.

- Cũng như các loại sữa khác, mẹ bầu nên chia nhỏ việc uống sữa theo nhiều lần uống để giúp đỡ ngán và dễ hấp thụ hơn.

- Mẹ chỉ nên uống khoảng 400-600ml sữa nếu uống nhiều hơn có thể làm mất cân đối dinh dưỡng.

- Mẹ không nên uống sữa trước bữa ăn vì có thể gây chán ăn và trước khi đi ngủ tránh gây đầy bụng, đầy hơi dẫn đến các triệu chứng mất ngủ.

- Ngoài việc uống sữa thông thường, mẹ bầu có thể làm sữa chua từ sữa đặc, pha sữa đặc cùng tinh bột nghệ để đỡ bị ngán.

- Khi pha sữa, mẹ bầu cần bắt buộc phải pha sữa bằng nước nóng, ban đầu uống chưa quen, mẹ nên pha loãng

- Với mẹ bầu dùng thường xuyên sữa đặc mà cảm thấy ngán, mẹ có thể chuyển qua các loại sữa khác dùng một thời gian.

Bà bầu không nên ăn rau gì trong cả thai kỳ?
Bà bầu không nên ăn rau gì? Về cơ bản, bà bầu chỉ cần chú ý đến một số loại rau không phù hợp với 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mẹ bầu có...

Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu