Bác sĩ sản khoa chỉ ra 7 nguyên nhân gây đau háng lúc mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, đi lại khó khăn

Thảo Nguyên - Ngày 07/08/2023 14:04 PM (GMT+7)

Trong thai kỳ, một số mẹ bầu có thể phải đối mặt với hiện tượng đau háng, đặc biệt là trong những tháng cuối.

Theo bác sĩ Phan Tuệ Khanh, Khoa phụ sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn thì có rất nhiều nguyên nhân khiến một số mẹ bầu bị đau khớp háng trong thai kỳ, trong đó phải kể tới những nguyên nhân sau.

Do cơ thể mẹ bầu thiếu canxi

Trong thai kỳ, hầu như mẹ bầu nào cũng cần cung cấp cho cơ thể một lượng canxi rất lớn để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Vì thế, nếu lượng canxi của mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ sẽ dễ khiến các khớp xương bị đau nhức, điển hình là khớp háng.

Do cơ thể mẹ thiếu magie

Theo bác sĩ sản khoa, magie đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh, là dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Bởi vậy, khi mang thai, mẹ bầu nên chú trọng bổ sung đầy đủ. Nếu cơ thể thiếu hụt magie sẽ khiến mẹ bầu bị đau khớp háng, chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.

Mẹ bầu đeo đai đỡ bụng nhằm giảm bớt tình trạng đau lưng, đau háng. (Ảnh: BSCC)

Mẹ bầu đeo đai đỡ bụng nhằm giảm bớt tình trạng đau lưng, đau háng. (Ảnh: BSCC)

Bị giãn dây chằng tròn

Thực tế, dây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng thai nhi lớn dần lên trong bụng mẹ. Song một số trường hợp, cơ thể mẹ bầu sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone khiến dây chằng bị kéo giãn. Chính hiện tượng này đã gây ra tình trạng đau khớp háng ở bà bầu.

Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng.

Thay đổi nội tiết tố ở mẹ bầu

Sự thay đổi này khiến các dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông mềm ra, có khả năng co giãn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sinh bé. Vì thế đây cũng trở thành nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau háng, đau lưng. Và tình trạng này sẽ càng gây khó chịu hơn vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi di chuyển xuống đáy tử cung.

Do thay đổi trọng lượng cơ thể người mẹ

Trong thai kỳ, để đảm bảo khỏe mạnh cho cả 2 mẹ con, các mẹ bầu sẽ ăn uống nhiều hơn nhu cầu bình thường. Điều này khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Quá trình tăng cân này vô hình chung gây tăng áp lực một cách đột ngột lên khớp háng khiến khớp háng bị đau, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.

Do chuyển động của thai nhi

Với những cử động của thai nhi khi xoay người thay đổi vị trí sẽ đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của mẹ, từ đó gây căng đau khớp háng cho mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa 

Khi bị đau khớp kháng trong thai kỳ, nhất là những tháng cuối thai kỳ, theo bác sĩ Phan Tuệ Khanh, mẹ bầu có thể áp dụng những cách giảm đau như chườm nóng, chườm lạnh, thực hiện việc massage trong thời gian thai kỳ giúp giải tỏa được sự căng thẳng, làm thư giãn cơ bắp, hạn chế tình trạng đau háng cho mẹ bầu.

Nếu những cơn đau háng vẫn dai dẳng, mẹ bầu nên đi thăm khám để tránh được các rủi ro nguy hiểm như đẻ non, chuyển dạ khó. (Ảnh minh họa)

Nếu những cơn đau háng vẫn dai dẳng, mẹ bầu nên đi thăm khám để tránh được các rủi ro nguy hiểm như đẻ non, chuyển dạ khó. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, mẹ bầu bị đau háng có thể thực hiện các bài tập yoga phù hợp, đi bơi cũng sẽ giúp chân, xương chậu và các khớp khác được vận động thư giãn tối ưu.

Khi những cơn đau khớp háng vẫn dai dẳng, mẹ bầu hãy tới bệnh viện để được theo dõi và áp dụng cách điều trị đau khớp háng từ các bác sĩ chuyên khoa giúp tránh được các rủi ro nguy hiểm như đẻ non, chuyển dạ khó và các bệnh lý khác.

Bác sĩ sản khoa chỉ ra 7 nguyên nhân gây đau háng lúc mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, đi lại khó khăn - 3

Mẹ bầu nên uống DHA vào lúc nào để em bé thông minh từ trong bụng?
Ngay từ khi trong bụng mẹ, trẻ đã hình thành những tư duy đơn giản từ những tuần đầu và phát triển hoàn thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Hỏi đáp với chuyên gia

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hỏi đáp với chuyên gia