Ban đêm khi mẹ bầu say giấc nồng, em bé trong bụng lại "bận rộn" hơn nhiều

Ngày 18/04/2020 14:41 PM (GMT+7)

Khi mẹ đang chìm vào giấc ngủ thì em bé trong bụng lại "bận rộn" hơn nhiều với những hoạt động khác nhau.

Khi mang bầu, chắc hẳn bà mẹ nào cũng có chung thắc mắc em bé đã phát triển đến mức nào và cuộc sống của bé ra sao trong bụng mẹ. Một câu hỏi thú vị khác được đặt ra là: Khi mẹ ngủ, thai nhi có ngủ không hay đang làm gì? 

Và câu trả lời là em bé có thể đang "bận rộn" thực hiện các công việc dưới đây trong khi mẹ say giấc nồng. 

1. Ngủ và mơ 

Ngủ là ưu tiên hàng đầu của các bé trong bụng mẹ. Các bé sẽ dành 90-95% thời gian để ngủ và đương nhiên khi mẹ ngủ thì bé cũng vậy. Tuy nhiên, thời gian ngủ của bé trong bụng mẹ rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần và giấc ngủ cũng không sâu.

Đặc biệt, một số nhà khoa học tin rằng, bé còn có thể ngủ mơ ngay từ trong bụng mẹ. Giống như sau khi chào đời, bé có thể mơ về những điều đã biết, như cảm nhận trong tử cung.

Ban đêm khi mẹ bầu say giấc nồng, em bé trong bụng lại amp;#34;bận rộnamp;#34; hơn nhiều - 1

Khi mẹ bầu ngủ thì em bé cũng vậy nhưng giấc của bé sẽ ngắn hơn nhiều. (Ảnh minh họa)

2. Bơi 

Bơi cũng là một kĩ năng đặc biệt và hoạt động thai nhi trong bụng mẹ rất thích làm. Nguyên nhân các bé có thể bơi là vì từ khi được hình thành đã sống trong môi trường chất lỏng, chính là nước ối của mẹ. 

Em bé sẽ bơi nhiều nhất từ tháng thứ 2-5 của thai kỳ vì khi đó không gian trong tử cung còn rộng rãi. Khi các bé lớn hơn thì sẽ chỉ xoay qua xoay lại vì không còn đủ chỗ để bơi. 

3. Uống nước ối 

Nước ối là do cơ thể mẹ tiết ra, có tác dụng tạo ra khoang nước giúp cho thai nhi được an toàn và tránh khỏi các va đập. Nước ối được sản sinh và hấp thụ ngay trong vòng 24 giờ, có nghĩa là sau một ngày đêm nước ối thì nước ối sẽ thay đổi và làm mới. 

Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi sẽ liên tục uống nước ối vào bụng, nước ối hấp thu vào máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu và hòa ngược trở lại vào nước ối. 

4. Nghịch dây rốn 

Ban đêm khi mẹ bầu say giấc nồng, em bé trong bụng lại amp;#34;bận rộnamp;#34; hơn nhiều - 2

Nhiều trường hợp em bé "nghịch ngợm" khiến dây rốn bị xoắn hay thắt nút lại. (Ảnh minh họa)

Ngoài nước ối thì dây rốn là "người bạn" duy nhất của em bé ở trong bụng mẹ nên chắc chắn các bé sẽ không bỏ qua chuyện nghịch dây rốn khi mẹ đang say giấc. 

Các bé sẽ lắc lư, xoắn tròn, đu lên dây rốn. Có nhiều trường hợp, các bé nghịch ngợm còn khiến dây rốn quấn quanh cổ 1-2 vòng hoặc bị thắt nút lại. 

5. Đạp bụng mẹ 

"Hoạt động giải trí" của bé trong bụng không chỉ có nghịch dây rốn mà còn có "tập thể dục". Khi muốn chơi đùa với mẹ, bé có thể đấm, đá hoặc thúc mạnh vào bụng mẹ. 3 tháng giữa là khoảng thời gian mẹ dễ nhận thấy con đạp nhất.

6. Khóc 

Không phải đến tận khi chào đời bé mới cất tiếng khóc đầu tiên mà ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có hoạt động này. Điều này hoàn toàn bình thường và là một phần trong quá trình phát triển của trẻ.

Khi kĩ thuật siêu âm phát triển, nhiều hình ảnh các bé nhăn nhó như đang khóc đã được ghi lại. Tiến sĩ Reissland, một giảng viên cao cấp tại Đại học Durham (Anh), cho biết thai nhi khóc dường như liên quan đến sự phát triển trí não nhiều hơn cảm xúc. 

Ban đêm khi mẹ bầu say giấc nồng, em bé trong bụng lại amp;#34;bận rộnamp;#34; hơn nhiều - 3

Ngay từ trong bụng mẹ, em bé đã có thể khóc và nhăn nhó thế này.

7. Đi "tè" 

Cũng giống như mẹ thường xuyên phải tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh, em bé trong bụng cũng có hoạt động tương tự. Theo các chuyên gia, phôi thai bắt đầu đi tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi – là lúc em bé bắt đầu biết nuốt nước ối sau đó lại thải ra chính nguồn nước ối của mình. Theo đó, em bé sẽ uống nước tiểu của mình suốt 7 tháng trong bụng mẹ. Dù vậy, nước tiểu không giống như phân su, là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh.

4 vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ, tư thế đầu tiên là tốt nhất
Việc nắm được tư thế nằm của em bé trong bụng mẹ cũng quan trọng như kiểm tra sự tăng trưởng và nhịp tim của thai nhi.
Ngọc Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi