Thả có thai 1 năm nhưng không có bầu tự nhiên, người vợ này đã đi khám hiếm muộn thì phát hiện dự trữ buồng trứng còn rất thấp, gần như cạn kiệt.
Sau kết hôn, chị Phạm Minh Hà, 39 tuổi (tên nhân vật đã được thay đổi) ở TP. Hồ Chí Minh thả một năm vẫn không thấy đậu thai tự nhiên. Quá sốt ruột, chị Hà cùng chồng đã đi khám hiếm muộn. Nhưng kết quả thăm khám cho thấy, ống dẫn trứng của chị 2 bên vẫn thông, tinh trùng của anh xã hoàn toàn bình thường, tuy nhiên dự trữ buồng trứng (chỉ số dự trữ buồng trứng AMH) của chị Hà còn rất thấp 0.4.
Chị Hà đã được bác sĩ hiếm muộn đề nghi làm thụ tinh trong ống nghiệm trước khi không còn trứng để can thiệp. Mặc dù rất buồn, cả 2 vợ chồng đều lớn tuổi và khao khát có 1 đứa con nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép nên chị Hà chưa quyết định tiến hành thụ tinh ống nghiệm (IVF) ngay ở thời điểm đó.
Mỗi năm trôi qua, người phụ nữ bị cạn kiệt buồng trứng này vẫn không thể có một mụn con. (Ảnh minh họa)
Sau khi dịch Covid 19 đi qua, người vợ này càng buồn hơn vì mỗi năm trôi qua vẫn không thấy tin vui nào. Cho tới năm 42 tuổi, chị mới quyết tâm thực hiện IVF. Thế nhưng lúc này dự trữ buồng trứng của chị đã tệ hơn rất nhiều, AMH chỉ còn 0.2, siêu âm 2 bên buồng trứng chỉ còn 2 noãn.
“Mặc dù chị đã được bác sĩ tư vấn nên xin trứng nhưng chị nhất định không đồng ý. Chị chỉ mong muốn mang thai bằng trứng của mình mặc dù khả năng thất bại rất cao. Nhưng bác sĩ bảo, xét về hoàn cảnh của chị không khá giả nên việc xin trứng vẫn mang tính hiệu quả lại kinh tế hơn. Nhưng sau nhiều lần thuyết phục không được, bác sĩ cũng đành phải chấp nhận tiến hành IVF cho chị”, chị Hà quả quyết.
Trong lần đầu lấy noãn, chị Hà có 2 noãn và lấy được cả 2 nhưng thụ tinh chỉ được 1 phôi. Lần 2 thu được 2 noãn, thụ tinh được 2 phôi. Chị có được 3 phôi N3 sẽ chuyển phôi được 2 lần, tuy nhiên độ tuổi của chị chuyển 1 phôi N3 khả năng thành công khá thấp nên chu kỳ đầu tiên người vợ này được bác sĩ quyết định chuyển 2 phôi N3, giữ lại 1 phôi cho lần chuyển sau.
“May mắn cho chị Hà khi có thai ngay lần chuyển đầu tiên này và bầu đơn thai. Song có lẽ do đã lớn tuổi nên thai kỳ của chị Hà không suôn sẻ. Giai đoạn đầu chị nghén nhiều, gần như không ăn gì được đến 14 tuần. Chị nhập viện 2 lần vì ói nhiều, mệt mỏi cần truyền dịch để bù dịch và năng lượng cho thai kỳ. Đến 24 tuần xét nghiệm dung nạp đường các chỉ số đều cao, chị phải ăn tiết chế 4 tuần sau các chỉ số mới có thể ổn định”, bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch, Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – người trực tiếp thăm khám và điều trị cho chị Hà cho biết.
Chưa dừng lại ở đó, khi mang bầu đến tuần 34, huyết áp của mẹ bầu cũng bắt đầu tăng cao dù các xét nghiệm vẫn trong giới hạn bình thường. Cũng may cho chị không rơi vào tiền sản giật nên thai kỳ kéo dài đến 38 tuần 5 ngày.
“Ở thai kỳ 38 tuần 5 ngày, thiên thần nhỏ của vợ chồng chị đã chào đời với rất nhiều niềm vui và hạnh phúc của gia đình và bác sĩ hiếm muộn. Đây cũng là một phụ nữ kiên định với sự lựa chọn IVF bằng trứng của mình dù biết khả năng thất bại cao. Quả thật, chị đã may mắn hơn rất nhiều phụ nữ khác cùng hoàn cảnh”, bác sĩ Thạch nói.
Theo bác sĩ Thạch cho biết, có nhiều nguyên nhân, trong đó, giảm dự trữ buồng trứng cạn kiệt sinh lý do tuổi tác, nhất là sau 35 tuổi bắt đầu dự trữ buồng trứng giảm dần, một số phụ nữ bị “giảm không phanh” mà không rõ lý do. Ngoài ra, một số yếu tố góp phần vào tình trạng suy giảm buồng trứng sớm ở người trẻ như: phẫu thuật buồng trứng hoặc tử cung, ống dẫn trứng, xạ trị do ung thư…
Khi bị dự trữ buồng trứng giảm dần, triệu chứng đầu tiên chị em thường gặp là: rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh ngắn dần, lượng kinh ít và số ngày hành kinh ngắn dần, một số trường hợp có dấu hiệu “mãn kinh giả” như khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, nóng nảy và hiếm muộn.
Nếu dự trữ buồng trứng giảm dần, chị em phải đối mặt với tình trạng hiếm muộn. Nguyên nhân là do chức năng của noãn không còn bình thường và ngày phóng noãn sớm hơn bình thường, có khi vừa sạch kinh đã có hiện tượng phóng noãn nên cản trở khả năng thụ thai tự nhiên.
Ở thai kỳ 38 tuần 5 ngày, thiên thần nhỏ của vợ chồng chị Hà đã chào đời với rất nhiều niềm vui và hạnh phúc. (Ảnh: BSCC)
Nam bác sĩ hiếm muộn cũng khuyến cáo, với những trường hợp cạn kiệt buồng trứng cần phải can thiệp khẩn cấp để có thai bằng trứng của bản thân trước khi không còn khả năng đó. Thường lựa chọn IVF ngay là hợp lý nhất vì lấy nhanh số lượng trứng cần thiết để thụ thai. Tuy nhiên, những trường hợp này tương đối khó chứ không dễ dàng như những trường hợp có đủ trứng, cần bác sĩ nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực giảm dự trữ buồng trứng để chọn phác đồ mới phù hợp nhất. Bên cạnh đó cần có lab thụ tinh ống nghiệm tương đối tốt sẽ có kết quả khả quan.
Tin liên quan
Chọc hút trứng có đau không và quy trình chọc hút trứng khi thụ tinh nhân tạo phải trải qua những khâu nào… luôn là thắc mắc của nhiều chị...
Chuyện mang thai trước hôn nhân là vấn đề khó nói không của riêng ai...
Nhìn lại chặng đường tìm con đầy nhọc nhằn, vất vả của mình, bà mẹ 32 tuổi vẫn nhớ như in hành trình dài với bao nước mắt.
Cứ tưởng sẽ vất vả trong hành trình chữa hiếm muộn nhưng cuối cùng may mắn đã mỉm cười với vợ chồng Sài thành khi có thai tự nhiên và giữ...
Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh
Người chồng bị hiếm muộn nhưng cô vẫn quyết định đồng hành cùng với anh trên hành trình tìm con.