Cách nhận biết và điều trị Chlamydia khi mang thai

Ngày 15/06/2023 07:00 AM (GMT+7)

Chlamydia là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Điều trị Chlamydia có thể ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ và ngăn ngừa lây nhiễm sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.

Chlamydia ở phụ nữ mang thai có thể lây truyền trong quá trình sinh nở, khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt và phổi. Nhiễm trùng Chlamydia khi mang thai có liên quan đến sinh non, vỡ ối sớm và trẻ nhẹ cân. Chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ biến chứng.

1. Các triệu chứng của bệnh Chlamydia khi mang thai

Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng. Và cách duy nhất để biết có nhiễm Chlamydia hay bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hay không là nên cùng chồng/ đối tác đi khám và xét nghiệm.

Kể cả mang thai hay không mang thai thì hầu hết những người mắc Chlamydia cũng không có triệu chứng nào. Nếu có các triệu chứng xảy ra, thường bao gồm:

- Thay đổi dịch tiết âm đạo

- Đau hoặc chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục thâm nhập

- Viêm vùng chậu hoặc khó chịu

- Ngứa hoặc nóng rát khi đi tiểu

Viêm vùng chậu xuất hiện sau các nhiễm trùng lây qua đường tình dục điển hình trong đó là bệnh Chlamydia.

Viêm vùng chậu xuất hiện sau các nhiễm trùng lây qua đường tình dục điển hình trong đó là bệnh Chlamydia.

Với tất cả những thay đổi sinh lý xảy ra trong thời kỳ mang thai, phụ nữ mang thai có thể khó nhận ra mình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nên thường không đi xét nghiệm. Đó là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả những người mang thai nên đi xét nghiệm Chlamydia trong ba tháng đầu. Trong một số trường hợp, có thể khuyến nghị xét nghiệm lại trong ba tháng cuối thai kỳ. Các quy trình sàng lọc Chlamydia phổ biến được triển khai là để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn do Chlamydia trong thai kỳ.

2. Chlamydia được chẩn đoán và điều trị như thế nào trong thai kỳ?

Xét nghiệm thường được thực hiện bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc lấy mẫu dịch vùng kín để kiểm tra vi khuẩn Chlamydia. Chlamydia thường được điều trị trong thời kỳ mang thai bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Sau 3-4 tuần quay lại để kiểm tra xác định xem thuốc kháng sinh có tác dụng hay không. Mọi người thường tái nhiễm Chlamydia sau khi quan hệ tình dục với chồng/ đối tác chưa được điều trị hoặc chưa hoàn thành điều trị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

PGS. TS Nguyễn Mạnh Thắng - Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương: "Nếu phụ nữ bị nhiễm Chlamydia khi đang mang thai sẽ được điều trị để chữa khỏi nhiễm trùng. Nếu được điều trị bệnh Chlamydia nhưng chồng không được điều trị, có thể bị tái nhiễm và sẽ cần được xét nghiệm lại và điều trị lại". 

3. Các biến chứng do Chlamydia trong thai kỳ

ThS. BS Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth) cho biết: Khoảng 30–50% trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do Chlamydia và khoảng 10–20% bị viêm phổi. Chlamydia không được điều trị có thể ảnh hưởng đến tử cung và buồng trứng, cuối cùng gây ra sinh non, vỡ màng ối sớm hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Điều trị nhiễm trùng khi sinh có thể giúp ngăn ngừa lây truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh. Điều này có thể làm giảm nguy cơ trẻ sơ sinh mắc các bệnh về mắt và phổi như viêm kết mạc và viêm phổi.

Phụ nữ không có nhiều khả năng mắc bệnh Chlamydia khi mang thai. Nhưng nếu không điều trị nhiễm trùng, sẽ có những rủi ro. Nếu cho rằng mình đã từng tiếp xúc với Chlamydia hoặc có dấu hiệu bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Loại bỏ nhiễm trùng trước khi sinh có thể làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến Chlamydia cho trẻ sơ sinh.Theo CDC Hoa Kỳ, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Chlamydia ở độ tuổi dưới 25 tuổi, quan hệ tình dục với nhiều người. Nếu không biết tình trạng bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiện tại của đối tác hãy sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp rào cản khác có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục tiềm ẩn.

Mẹ bầu 38 tuần vừa thoát cửa tử vì ăn trứng cò kể lại ngày đi đẻ kinh hoàng
Sau 9 ngày nằm viện điều trị, sức khoẻ 2 mẹ con phục hồi đáng kể. Trải qua lần đi đẻ nguy hiểm như vậy, tâm trạng của chị Anh rất hoang mang, lo lắng.

Câu chuyện đi đẻ

Theo Bảo Hưng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu