Thai chết lưu 8 tuần thường không có dấu hiệu rõ rệt. Mẹ đôi khi thấy ra máu màu nâu hoặc đen, không thấy chuyển động của thai, đầu vú căng… Khi thai lưu 8 tuần mẹ bắt buộc phải bỏ thai.
Theo Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thai chết lưu là thai chết trước khi ra khỏi người mẹ có trọng lượng 500g. Thai lưu được chia thành 2 nhóm:
- Thai lưu dưới 20 tuần tuổi.
- Thai lưu sau 20 tuần tuổi được chia thành 2 giai đoạn là thai lưu sớm từ 20 - 27 tuần và thai lưu muộn từ 28 - 36 tuần. Thai đủ tháng xảy ra từ tuần thứ 37.
Thai chết lưu 8 tuần được xem là hình thức thai lưu chết sớm và cần phải được xử lý kịp thời để không gây hại tới sức khỏe của mẹ.
Dấu hiệu thai chết lưu 8 tuần tuổi
Thai chết lưu 8 tuần tuổi ( thai 2 tháng tuổi) còn rất nhỏ vì vậy những dấu hiệu nhận biết vẫn chưa rõ ràng. Ở một số mẹ bầu vẫn có biểu hiện nghén như bình thường nhưng thực tế thai đã ngừng phát triển.
Sau khi thai chết lưu một thời gian mẹ sẽ thấy có những biểu hiện ra huyết, đau bụng dưới rốn. Cụ thể những dấu hiệu thai lưu 8 tuần đó là:
- Thai không còn máy: 8 tuần tuổi thai cũng có những cử động nhất định. Nhưng nếu mẹ thấy thai đã không còn máy nữa thì đó là dấu hiệu thai đã chết lưu. Khi đó bụng mẹ sẽ có cảm giác nặng, tức và nhỏ dần đi. Ở một số người mẹ khác còn có biểu hiện đau bụng và đi ngoài nhiều.
- Không nghén: Nếu trong suốt 8 tuần thai kỳ đầu tiên mẹ không có biểu hiện nghén thì đó cũng là một trong những dấu hiệu thai lưu.
- Âm đạo ra máu màu nâu hoặc đen.
- Đầu vú căng to và có sữa non tiết ra.
- Bụng không to ra nữa
- Vỡ nước ối
- Siêu âm không còn thấy tim thai
Thai 8 tuần tuổi chết lưu không còn thấy tim thai khi siêu âm (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân thai lưu 8 tuần tuổi
Thai chết lưu cho đến nay vẫn chưa có thể chẩn đoán được nguyên nhân chính xác. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa đưa ra 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng thai lưu. Cụ thể là:
1. Nguyên nhân thai lưu từ phía người mẹ
- Mẹ bị bệnh cảm cúm, sốt virus, quai bị, viêm gan, giang mai, lậu, nhiễm ký sinh trùng…
- Mẹ có các bệnh lý như viêm thận, cao huyết áp, bệnh tim, phổi, suy gan…
- Mẹ bị các bệnh về nội tiết như thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, basedow…
- Mẹ có tử cung dị dạng, kém phát triển
- Mẹ mang thai khi đã ngoài 40 tuổi, lao động vất vả, thiếu dinh dưỡng
- Mẹ bị ngộ độc thai nghén khiến thai bị nhiễm độc và chết lưu.
Nguyên nhân thai chết lưu có thể do phía người mẹ (Ảnh minh họa)
2. Nguyên nhân từ phía thai nhi
- Thai nhi bị dị tật , dị dạng, phù nhau thai, não úng thủy…
- Rối loạn nhiễm sắc thể xuất hiện do di truyền từ bố hoặc mẹ, rối loạn khi phân chia nhiễm sắc thể hoặc do đột biến trong quá trình thụ tinh.
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
- Các vấn đề về dây rốn như dây rốn quá ngắn, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, xoắn dây rốn…
Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ phía thai nhi (Ảnh minh họa)
Cách xử lý thai lưu 8 tuần tuổi
Khi được chẩn đoán thai lưu 8 tuần tuổi các mẹ đều rất đau lòng và bắt buộc phải loại bỏ thai ra bên ngoài. Đối với thai 8 tuần tuổi bị chết lưu sẽ được các bác sĩ thực hiện các biện pháp xử lý bằng thuốc hoặc nạo hút lấy thai. Thai lưu 8 tuần nên hút hay uống thuốc sẽ phụ thuộc vào bác sĩ khám, kiểm tra và đưa ra chỉ dẫn cụ thể. Nhưng có những cách xử lý thai lưu 8 tuần đó là:
Các bác sĩ sẽ chỉ định cách xử lý thai lưu ở tuần thứ 8 (Ảnh minh họa)
1. Dùng thuốc đẩy thai ra ngoài
Thai 8 tuần vẫn còn nhỏ, khi được xác định chết lưu các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để đẩy thai ra ngoài. Dùng thuốc bỏ thai lưu 8 tuần là biện pháp an toàn, tránh những tổn thương tử cung cho mẹ. Các bác sĩ là người chỉ định mẹ sử dụng biện pháp này và trực tiếp theo dõi.
2. Hút thai lưu 8 tuần tuổi
Hút thai là biện pháp nhanh nhất đẩy thai lưu ra bên ngoài. Các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này. Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng cũng có thể gây hại tới tử cung của người mẹ. Vì vậy, mẹ cần thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa và uy tín.
Thai chết lưu 8 tuần tuổi có tự tiêu biến không?
Thai 8 tuần đã vào tử cung nên không thể tự tiêu biến mà bắt buộc phải đẩy thai ra ngoài bằng các biện pháp bác sĩ chỉ định. Nếu không sớm lấy thai ra ngoài, thai lưu lại trong tử cung mẹ quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa, hoại tử dẫn đến mẹ dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.
Sau khi loại bỏ thai lưu mẹ hãy nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ tâm lý thoải mái, không nên suy nghĩ nhiều. Mẹ cũng cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ. Ngoài ra, mẹ không nên có thai lại ngay, hãy tránh có thai lại sau 3 - 6 tháng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và những lần có thai sau.