Mẹ bầu 2 lần chấm dứt thai kỳ vì dị tật thai vô sọ, nhưng chỉ thay đổi nhỏ đã giúp mang thai lần 3 thành công

Thảo Nguyên - Ngày 28/04/2023 14:00 PM (GMT+7)

Sau khi mất con đầu lòng, chị Hằng đã chọn một bệnh viện uy tín để khám tầm soát và uống thuốc dự phòng trước 3 tháng, chuẩn bị cho lần có thai tiếp theo.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch

 Giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Khi nhắc tới những trường hợp mẹ bầu bị dị tật thai vô sọ, bác sĩ Thân Trọng Thạch - Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh nhớ ngay về một trường hợp cô bạn học cùng thời cấp 3 của mình tên Phạm Thanh Hằng (* tên nhân vật đã được thay đổi).

Theo bác sĩ Thạch chia sẻ, tuy trước đây học cùng cấp 3 và cùng trường Y nhưng bác sĩ Thạch và chị Hằng học khác lớp, khác ngành nhau. Bẵng đi nhiều năm không gặp lại, cho tới khi chị Hằng chủ động nhắn tin kể chuyện của mình.

Khi 12 tuần, Hằng đi thăm khám thì phát hiện thai nhi bị dị tật vô sọ. Do đó mẹ bầu buộc phải chấm dứt thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Khi 12 tuần, Hằng đi thăm khám thì phát hiện thai nhi bị dị tật vô sọ. Do đó mẹ bầu buộc phải chấm dứt thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Bạn mình cho biết, cô ấy lập gia đình khá muộn. Vì thế khi mang thai lần đầu, Hằng rất vui mừng. Tuy nhiên đến 12 tuần, Hằng đi thăm khám thì phát hiện bị dị tật thai vô sọ. Do đó buộc phải chấm dứt thai kỳ. Đây thật sự là một cú sốc của cô ấy ở độ tuổi gần 40”, bác sĩ Thạch kể lại.

Sau khi mất con đầu lòng, chị Hằng đã chọn một bệnh viện uy tín để khám tầm soát và uống thuốc trước 3 tháng dự phòng chuẩn bị cho lần có thai tiếp theo. Một năm sau, chị đón nhận tin vui có bầu lần 2. Tất nhiên mẹ bầu này luôn tự tin sẽ có thai kỳ bình thường vì mọi thứ đã chuẩn bị trước. Nhưng lại một lần nữa khi siêu âm thai 12 tuần, chị lại phải đối mặt với tình trạng dị tật thai vô sọ lặp lại.

Lần 2 buộc phải đình chỉ thai kỳ khiến Hằng suy sụp, buồn tủi, thất vọng lắm. Cũng từ đó, Hằng đã mất niềm tin vào bản thân, hỗn loạn thông tin và tuyệt vọng. Cô ấy còn chẳng dám nghĩ đến chuyện mang bầu lần nữa”, bác sĩ Thạch nói.

Trong lúc tuyệt vọng, bỗng nhiên chị Hằng nhớ tới người bạn làm bác sĩ hiếm muộn nhiều năm nay. Vì thế chị tìm đến gửi gắm hết niềm tin vào bác sĩ để giúp chị có một thai kỳ bình thường, em bé khỏe mạnh.

Tôi gạt bỏ hết những phương pháp mà cô ấy tìm hiểu trong đó có thụ tinh trong ống nghiệm và sinh thiết phôi. Bởi đơn giản Hằng vẫn có thể có thai tự nhiên bình thường nếu được chuẩn bị trước bằng một loại thuốc khá đơn giản nhưng nhiều người quên mất tính hiệu quả của nó. Đó chính là Acid folic 5mg. Ở những lần trước bác sĩ cũng chỉ định dự phòng nhưng là Acid folic 0,4mg nên chưa hiệu quả”, bác sĩ Thạch nhận định.

Và chỉ một sự thay đổi nhỏ của bác sĩ dành cho mẹ bầu này nhưng “đủ và đúng” đã đem lại kết quả mỹ mãn mà không cần phải can thiệp gì lớn lao. Cuối cùng niềm vui và hạnh phúc của chị Hằng đã đến một cách nhẹ nhàng khi mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, vượt qua ám ảnh dị tật thai vô sọ của 2 lần mang bầu trước.

Theo bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch, tỷ lệ thai vô sọ (Anenceohaly) rất thấp, chiếm khoảng 1/5000. Nguyên nhân chính hiện tại không rõ nhưng một số nguyên nhân thường gặp là thiếu Acid folic, bất thường nhiễm sắc thể, đột biến gien, sử dụng thuốc trong thai kỳ và môi trường sống độc hại…

Thai vô sọ sẽ được phát hiện sớm qua siêu âm hình thái học cuối tam cá nguyệt thứ 1 (từ 11-13 tuần). (Ảnh: BSCC)

Thai vô sọ sẽ được phát hiện sớm qua siêu âm hình thái học cuối tam cá nguyệt thứ 1 (từ 11-13 tuần). (Ảnh: BSCC)

Những mẹ bầu có thai vô sọ sẽ được phát hiện sớm qua siêu âm hình thái học ở thời điểm cuối tam cá nguyệt đầu tiên (từ 11-13 tuần). Khi ấy bác sĩ sẽ phát hiện hình ảnh không có khung sọ nên não thai nhi tiếp xúc trực tiếp với nước ối.

Để dự phòng nguy cơ bị thai vô sọ, các thai phụ cần xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung Acid Folic đủ hàm lượng vào thời gian trước khi có thai. Trong thời gian mang thai phải lưu ý sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra nên khám thai định kỳ để tầm soát bằng siêu âm hình thái ở tuần thứ 11-13 của thai kỳ nhằm loại trừ bị thai vô sọ.

Xem hình ảnh siêu âm thai đôi qua các tuần thai để thấy sự kì diệu của tạo hóa
Các giai đoạn phát triển của thai nhi sinh đôi có điểm nào khác biệt? Những hình ảnh siêu âm thai đôi và thông tin dưới đây về sự phát triển của song thai sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của thai đôi trong suốt thai kỳ.

Sinh đôi và đa thai

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai