Mẹ bầu 42 tuổi ốm nghén lả người, nhập viện suýt nguy kịch

Thảo Nguyên - Ngày 28/11/2022 16:00 PM (GMT+7)

Sau 6 ngày điều trị tích cực, tình trạng người bệnh cải thiện, chỉ số sinh hiệu bình thường.

Ngày 28/11/2022, một bệnh viện ở thành phố Cần Thơ cho biết đã điều trị thành công cho một thai phụ trong tình trạng nguy kịch.

Được biết thai phụ N.T.H (42 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng nguy kịch với nhiều triệu chứng ốm nghén nặng khi đang ở tuần thai thứ 19 khi ăn uống kém, buồn nôn và nôn nhiều, sụt cân, nhức đầu, mất ngủ, lả đi, nhiều mồ hôi….

Mặc dù tình trạng trên đã diễn ra cả tháng nay và thai phụ đã điều trị nhiều bệnh viện nhưng tình trạng bệnh không cải thiện nên người thân đưa vào viện để thăm khám.

Sau 6 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của sản phụ 42 đã ổn định.

Sau 6 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của sản phụ 42 đã ổn định.

Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng cần thiết, thai phụ 42 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp – Basedow. Người bệnh được truyền 1 đơn vị khối hồng cầu, bù nước điện giải, kháng giáp tổng hợp, băng niêm mạc dạ dày.

Sau 6 ngày điều trị tích cực, tình trạng người bệnh cải thiện, chỉ số sinh hiệu bình thường.

Cường giáp ảnh hưởng đến thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết cường giáp là bệnh tự miễn gây ra bởi sự sản xuất các kháng thể kích thích tuyến giáp, chỉ có khoảng 1 - 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh này.

Bệnh Basedow có thể bắt đầu khởi phát trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc nặng hơn ở phụ nữ đã bị Basedow trước đó. Ngoài các triệu chứng kinh điển, người mẹ còn có thể bị đẻ non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp. Bệnh Basedow có thể được cải thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cũng có thể nặng hơn ở thời kỳ hậu sản.

Ngoài ra, cường giáp không được kiểm soát tốt còn khiến đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thai chết lưu và có thể bị dị tật bẩm sinh. Đó là lý do tại sao điều trị cường giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.

Để tránh bị cường giáp, tất cả thai phụ cần theo dõi thai định kỳ thật cẩn thận đều đặn, nhất là các sản phụ có bệnh nền. (Ảnh minh họa)

Để tránh bị cường giáp, tất cả thai phụ cần theo dõi thai định kỳ thật cẩn thận đều đặn, nhất là các sản phụ có bệnh nền. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó TSI (hormone kích thích tuyến giáp) tăng quá cao khiến kháng thể này qua nhau thai có thể tác động đến tuyến giáp của thai nhi gây cường giáp ở trẻ sơ sinh.

Để tránh bị cường giáp, tất cả thai phụ cần theo dõi thai định kỳ thật cẩn thận đều đặn, nhất là các sản phụ có bệnh nền như suy giáp, cường giáp, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh nền khác. Khi mang thai nên được khám tiền sản tầm soát về bệnh lý tuyến giáp. Nếu được theo dõi sớm, bác sĩ mới có thể nắm rõ tình hình, hội chẩn chuyên khoa kịp thời tìm ra hướng điều trị tốt nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Con dâu mang thai mẹ chồng không chăm 1 ngày, lúc ở cữ cũng đuổi về ngoại, biết lý do tôi khóc nức nở
Cho tới hôm con tôi tròn 4 tháng tuổi thì nhà bác chồng có đám tang nên vợ chồng phải bế con về quê. Để chạy sang nhà bác phúng viếng, tôi đành phải nhờ mẹ chồng bế cháu 1 lúc.

Sinh con

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu