Con dâu mang thai mẹ chồng không chăm 1 ngày, lúc ở cữ cũng đuổi về ngoại, biết lý do tôi khóc nức nở

Thảo Nguyên - Ngày 28/11/2022 12:00 PM (GMT+7)

Cho tới hôm con tôi tròn 4 tháng tuổi thì nhà bác chồng có đám tang nên vợ chồng phải bế con về quê. Để chạy sang nhà bác phúng viếng, tôi đành phải nhờ mẹ chồng bế cháu 1 lúc.

Nghe audio
0:00
0:00

Khi tôi về làm dâu, dù không sống cùng bố mẹ chồng nhưng mỗi khi về quê, mẹ con nói chuyện gần gũi. Bà cũng hay hỏi han tôi về công việc, cuộc sống vợ chồng và rất muốn chúng tôi sớm có em bé:

“Nhà mình neo người, giờ chỉ có 2 ông bà với vợ chồng con thôi, vì thế sớm sinh 1 đứa bé cho nhà có tiếng cười nói”.

Nghe mẹ chồng nói vậy tôi ấm lòng ấm dạ lắm, còn tưởng ông bà mong có cháu bế bồng nên không kế hoạch gì. 1,5 năm sau cưới thì tôi cũng có bầu. Vợ chồng tôi hớn hở gọi điện về khoe nhưng chỉ có bố là vui mừng, còn mẹ anh chỉ chúc mừng qua loa cho có lệ.

Mẹ chồng tôi trước cứ giục sinh vì bảo nhà neo người (Ảnh minh họa).

Mẹ chồng tôi trước cứ giục sinh vì bảo nhà neo người (Ảnh minh họa).

Lạ 1 điều là mong có cháu như thế nhưng sau khi con dâu bầu, mẹ chồng tôi chưa từng 1 lần biết mua cho đồng quà tấm bánh, hộp sữa bầu, đồ ăn vặt gửi lên tẩm bổ dâu bầu. Bà cũng chẳng lên thành phố chăm dâu bầu lấy 1 ngày dù 4 tháng đầu tôi ốm nghén khủng khiếp.

Thậm chí lúc tôi đẻ, bà còn gọi cho bà thông gia nhờ cậy vào viện. Sau khi biết con dâu đẻ mổ nằm 5 ngày tại viện, bà còn gọi trực tiếp cho tôi bảo:

“Sau sinh con đưa cháu về nhà bà ngoại ở cữ, đừng mang nó về quê nội. Mẹ sợ mang về đây sẽ không chăm con cháu được tốt. Ở nhà ngoại có ông bà chăm cho lại thoải mái con ạ”.

Thực sự nghe những lời nói sáo rỗng đó của mẹ chồng mà tôi chán ngán. Tôi không còn lạ gì những hành động của bà cả. Bà vốn dĩ chỉ coi con dâu, coi đứa cháu này như người ngoài nên mới đối xử thế.

Bởi trong khi bà lạnh lùng thì bố chồng lại rất quan tâm đến con cháu. Tôi ở viện ông cũng vào thăm hàng ngày. Thậm chí khi tôi đưa cháu về quê ngoại ở cữ, ông nội 1 tháng 2-3 lần bắt xe về quê thông gia thăm con dâu và cháu.

Tôi đã từng nghĩ, sau ở cữ tôi sẽ ở rịt nhà ngoại đi làm lại sau sinh. Bà nội không quý cháu, tôi sẽ cấm bà bế đứa cháu này vì thực sự bà có quan tâm đến con cháu đâu.

Cho tới hôm rồi khi con tôi tròn 4 tháng tuổi thì nhà bác chồng có đám tang nên vợ chồng phải bế con về quê. Để chạy sang nhà bác phúng viếng, tôi đành phải nhờ mẹ chồng bế cháu giúp 1 lúc.

Lúc vợ chồng tôi về thì 2 bà cháu đã rời từ phòng khách lên phòng riêng trên gác nằm. Sợ cháu quấy khóc vì lạ bà, tôi mới đi nhẹ nhàng lên phòng tìm con. Cửa phòng chỉ khép hờ nên tôi thấy mẹ chồng đang bế cháu trên tay ru. Rồi bà tâm sự với cháu đỏ hỏn:

“Bà xin lỗi vì suốt gần 1 năm qua từ khi mẹ cháu mang thai đến khi sinh chẳng dám quan tâm và giúp đỡ được gì. Cháu có biết tại sao không? Tại từ ngày chú của cháu mất đi, bà không vượt qua được ám ảnh này. Bà còn chưa bao giờ dám đối diện thắp cho chú của cháu 1 nén nhang.

Đã vậy bà sợ mình mang thai và đi đẻ không may như vậy sẽ lây cái không may ấy sang cho mẹ cháu, sang cho cháu. Vì thế… bà đã bỏ lơ 2 mẹ con cháu như vậy, không biết mẹ con cháu trách bà nhiều không? Nhưng chỉ cần 2 mẹ con cháu bình an như này, dù có bị mẹ cháu ghét thì bà vẫn cam chịu”.

Cả năm nay mẹ chồng vì quá đau buồn chuyện cũ mà thành ra sống xa cách. (Ảnh minh họa)

Cả năm nay mẹ chồng vì quá đau buồn chuyện cũ mà thành ra sống xa cách. (Ảnh minh họa)

Chồng tôi cũng đứng ngay sau lưng tôi lúc đó. Anh ôm tôi kể về chuyện ngày xưa. Thì ra dưới chồng tôi còn có một người em kém 3 tuổi. Thế nhưng không may mắn cho người em này, bởi chỉ mới sinh ra đời được vài tiếng thì mất. Nguyên nhân là do thai nhi bị ngạt khi sinh. Cũng từ khi em trai bị mất trong quá trình sinh nở, mẹ anh vì quá tiếc thương em nên mắc bệnh trầm cảm. Cả nhà anh từng phải đưa bà đi chạy chữa ở nhiều nơi, sử dụng nhiều liệu pháp thì tình trạng bệnh của bà mới cải thiện.  

Hiểu rõ câu chuyện mà nước mắt tôi rơi lúc nào không hay. Thì ra mọi chuyện đều có nguyên do và lý lẽ của nó. Không cầm được lòng mình, tôi chạy vào phòng ôm 2 bà cháu khóc, bà thì bất ngờ khi thấy con dâu. Tôi nức nở:

“Con xin lỗi mẹ, thế mà con đã từng nghĩ sai về mẹ, đã từng trách cứ sao mẹ chưa 1 ngày chăm con đâu mang thai và ở cữ. Thì ra là do mẹ chưa vượt qua ám ảnh quá khứ. Nhưng quá khứ đau buồn ấy đã qua rất lâu rồi, mẹ đừng nghĩ ngợi nhiều nữa. Từ giờ mẹ phải trông cháu giúp con đấy, con sắp đi làm rồi”.

Mẹ chồng tôi cứ gật gật rồi ôm con dâu khóc…

Ngạt khi sinh là gì?

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, ngạt khi sinh hay sinh ngạt xảy ra từ 2 đến 10 trên 1000 trẻ sơ sinh được sinh ra đúng kỳ hạn, và nhiều hơn nữa đối với các trường hợp sinh non. WHO ước tính có 4 triệu ca tử vong sơ sinh xảy ra hàng năm do ngạt khi sinh, chiếm 38% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Ở trẻ đủ tháng, ngạt có thể xảy ra giai đoạn trước hoặc trong chuyển dạ do suy yếu trao đổi khí máu qua bánh nhau. Ngạt cũng có thể xảy ra thứ phát sau sinh do bất thường về hô hấp, tim mạch hoặc thần kinh. Hậu quả trẻ có thể bị bệnh lý não thiếu oxy, có thể kèm theo tổn thương các cơ quan khác.

Ngạt ở trẻ sơ sinh là gì?

Ngạt khi sinh hay ngạt sơ sinh là bệnh lý đối với trẻ sơ sinh do thiếu oxy kéo dài đủ lâu trong quá trình sinh nở đến mức gây tổn hại về thể chất, thường là tổn thương đến não. Tổn thương có thể xảy ra với hầu hết các cơ quan của trẻ sơ sinh (tim, phổi, gan, ruột, thận), nhưng tổn thương não là mối quan tâm lớn nhất và có lẽ là ít có khả năng nhất để chữa lành nhanh hoặc hoàn toàn.

Trong các trường hợp rõ rệt hơn trẻ sơ sinh có thể sẽ sống sót, nhưng với biểu hiện tổn thương não hoặc ở dạng tổn thương tâm thần, chẳng hạn như chậm phát triển hoặc thiểu năng trí tuệ, hoặc ở dạng tổn thương thể chất khác.

Ngạt sơ sinh phát hiện ngay khi trẻ sơ sinh đẻ ra không khóc.

Các yếu tố gây suy thai cũng là yếu tố gây ngạt thai vì vậy đứng trước thai phụ có nguy cơ cao như nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, mẹ mắc bệnh nội khoa, khung chậu hẹp, rối loạn cơn co tử cung, thai đôi, đa thai, đa ối, thiểu ối, dị dạng, qua siêu âm đều dự đoán ngạt sơ sinh và chuẩn bị phương tiện dụng cụ hồi sức trẻ sơ sinh.

Sốt xuất huyết nguy hiểm với phụ nữ mang thai, xử trí thế nào để ngừa biến chứng?
Đối với người bình thường, sốt xuất huyết cũng có thể gây biến chứng nặng nếu không được theo dõi điều trị đúng cách. Đối với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết dễ diễn biến nặng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Sức khỏe bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con