Nhiều người lo ngại, bị trĩ khi mang thai sẽ phải sinh mổ bởi sinh thường sẽ rất đau, dễ gây nhiễm trùng và tình trạng bệnh trĩ sẽ trở nên tồi tệ sau sinh.
Nguyên nhân khiến bà bầu thường bị trĩ ghé thăm
Ths. Bs Trịnh Văn Du tốt nghiệp thạc sĩ sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến những phụ nữ mang bầu bị trĩ. Trong đó phải kể tới những nguyên nhân sau:
- Do sự phát triển của thai mỗi ngày mỗi lớn nên tử cung cũng dần lớn lên. Khi đó, tạo áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng hình thành nên búi trĩ.
- Khi mang thai lượng hormone progesterone tăng cao kích thích sự phát triển của các búi trĩ. Ngoài ra, thể tích máu gia tăng trong cơ thể cũng là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ khi mang thai.
Nhiều người lo ngại, bị trĩ khi mang thai sẽ phải sinh mổ bởi sinh thường sẽ rất đau, dễ gây nhiễm trùng và tình trạng sẽ trở nên tồi tệ sau sinh. (Ảnh minh họa)
- Bên cạnh đó bà bầu bị trĩ còn do những nguyên nhân chủ yếu như: Tâm trạng căng thẳng khi đi vệ sinh; Trọng lượng cơ thể tăng nhiều trong quá trình mang thai cũng tạo áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn; Đứng hoặc ngồi trong suốt thời gian dài.
- Mẹ bầu trong thai kỳ có tới 38% thai phụ hay bị táo bón, đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
- Những thay đổi lượng hormone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, dễ xảy ra tình trạng táo bón.
Bà bầu bị trĩ hoàn toàn có thể sinh thường được
Nguyên nhân là do vị trí của bệnh trĩ dù rất gần với cơ quan sinh dục nhưng không ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con của các mẹ bầu.
Cụ thể, nếu bệnh trĩ mới khởi phát không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như đi lại, mẹ bầu có thể sinh thường mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng nếu búi trĩ quá to gây khó khăn trong việc đi đại tiện, mẹ bầu nên can thiệp sinh mổ để bớt đau cũng như tránh nhiễm trùng.
Bởi sinh thường trong hoàn cảnh này phải dùng nhiều sức rặn đẻ cộng với khối lượng thai nhi lớn có thể làm sa búi trĩ gây tổn thương đến hậu môn. Sau sinh, hậu môn sẽ bị tổn thương nặng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, xuất huyết.
Sau khi sinh xong ít nhất 6 tuần, các chị em mới nên thực hiện phẫu thuật để cắt búi trĩ để trở lại trạng thái như ban đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ giúp đánh giá mức độ trĩ và chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai cần phải mổ nếu có dấu hiệu dưới đây
Rất ít trường hợp phải mổ trĩ trước khi sinh, trừ trường hợp cấp cứu dưới đây bác sĩ mới có thể cân nhắc cho sản phụ mổ sinh:
- Khi bị trĩ ngoại tắc mạch: Đây là trường hợp cần phẫu thuật cấp cứu, cắt trĩ. Tuy nhiên bà bầu chỉ nên thực hiện vô cảm bằng biện pháp gây tê tại chỗ. Gây tê tại chỗ có thể xử lý tốt trĩ tắc mạch và không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Nếu gây tê tủy sống thì có thể gây nên những ảnh hưởng đối với thai nhi và có thể gây sảy thai hoặc gây đẻ non. Bác sĩ sản khoa và bác sĩ ngoại tiêu hóa cần hội chẩn, đưa ra biện pháp tốt nhất cho người bệnh.
- Khi bị trĩ độ IV chảy máu: Với trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ dùng các biện pháp xử trí tạm thời như: Sử dụng các thuốc co mạch, tăng sức bền thành mạch như Daflon (Thuốc này chưa có ghi nhận gây ảnh hưởng trên thai nhi, được phép dùng cho bà bầu); thuốc giảm đau, cầm máu; hướng dẫn bệnh nhân ngâm nước ấm; ngâm nước bồ kết… để giúp co búi trĩ, cầm máu. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ xử lý búi trĩ cho bệnh nhân sau.
Những giải pháp khi mẹ bầu bị trĩ
- Sử dụng thuốc bôi co búi trĩ và chống nứt kẽ hậu môn.
- Khi đi vệ sinh cố gắng không rặn, không ngồi quá lâu gây áp lực hậu môn. Tập thói quen đại tiện đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên vận động như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng, giúp thu gọn âm hộ.
Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai bị trĩ. (Ảnh minh họa)
- Ngâm phần dưới cơ thể trong nước nóng từ 5-7 phút một vài lần mỗi ngày giúp mang lại cảm giác thư thái, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn hoặc cũng có thể sử dụng túi nước đá chườm lên vùng cần giảm sưng, khó chịu.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, không màu để tránh làm tổn thương hậu môn, có thể dùng khăn ướt thay cho giấy vệ sinh.
- Hạn chế ngồi quá lâu, khi nằm nên nằm nghiêng về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nằm nghiêng sang trái tốt nhất để giảm máu ứ tại vùng chậu và hậu môn.
Tin liên quan
Rất nhiều chị em khó sinh buộc phải chỉ định mổ đẻ nên thời gian phục hồi cũng lâu hơn so với các bà mẹ sinh thường.
Đứng trước mặt tôi là bố chồng, người đàn ông đã 80 tuổi, dáng người gầy gò, tay ôm chặt một chiếc túi lớn, vai áo phủ đầy sương lạnh.
Những loại rau dưới đây có thể được chế biến thành món ngon miệng hàng ngày nhưng mẹ bầu vẫn nên cân nhắc vì chúng có thể là nguyên nhân gây...
Trước lời nhờ cậy của thai phụ trẻ 20 tuổi, bác sĩ Phan Chí Thành đã trả lời thẳng thắn và tư vấn rõ cho mẹ bầu và gia đình về chuyện sinh...
Tin bài cùng chủ đề Hỏi đáp với chuyên gia
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đa số các bà mẹ phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… Đây là những dấu hiệu cần đi khám cẩn thận chứ không thể chủ quan coi...