Ngày định mệnh xảy đến lúc 12 tuần giúp vợ chồng hiếm muộn Sài thành được đón con chào đời

Thảo Nguyên - Ngày 27/02/2023 09:00 AM (GMT+7)

Đứng trước những quyết định khó khăn khiến vợ chồng Sài thành đắn đo. Đến 12 tuần thai kỳ, điều mà mẹ bầu vừa mong muốn và vừa không mong muốn lại xảy đến.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch

 Giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Ngày 14/2/2023, nam bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch, Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã mổ bắt con thành công cho sản phụ Đỗ Thị Thảo (* tên nhân vật đã được thay đổi), quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.

Theo bác sĩ Thạch chia sẻ: “Mẹ bầu hiếm muộn này chọn sinh con vào ngày 14/2 để sau này con gái có một ngày sinh nhật thật đặc biệt. Do sản phụ có kèm nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng phải 6 cm và bị lạc nội mạc dính toàn bộ nên phải bóc nang lạc nội mạc rất khó khăn. Mổ xong ca này, bác sĩ chuyên khoa cũng hoa cả mắt vì đói”.

Chị Thảo năm nay 40 tuổi, đã một lần mổ lấy thai vào năm 2016. Sau lần sinh con đầu lòng, vợ chồng chị Thảo luôn thả tự nhiên, không áp dụng bất cứ biện pháp kế hoạch nào nhưng vẫn không có thai.

Sau 7 năm hiếm muộn, vợ chồng chị Thảo đã đón con yêu chào đời. (Ảnh minh họa)

Sau 7 năm hiếm muộn, vợ chồng chị Thảo đã đón con yêu chào đời. (Ảnh minh họa)

Năm 2019, chị Thảo đến viện làm làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) được 6 phôi N5 trữ trong 03 top, mỗi top 02 phôi. Năm 2020, chị chuyển phôi lần 1 và có bầu song thai. Nhưng khi thai kỳ đến tuần thứ 20 thì chị bị sẩy dù đã có can thiệp tại viện vẫn không thể kéo dài được thai kỳ.

Sau đó, chị Thảo nhờ bác sĩ Thạch chuyển phôi lần 2: “Lần chuyển phôi thứ 2 này, tôi không muốn chuyển 02 phôi vì hiểu rõ rủi ro khi chuyển 02 phôi, khả năng chị lại bầu song thai và khả năng sẩy thai lần 2, điều mà chị không mong muốn thậm chí còn chưa hết ám ảnh từ lần sẩy thai trước. Tuy nhiên việc trữ 02 phôi N5 chung 1 top cũng không thể nào tách ra 1 phôi để chuyển nên lần 2 chị cũng đành chấp nhận chuyển 2 phôi”, bác sĩ Thạch nói.

Đúng như dự đoán của bác sĩ, chị Thảo có bầu song thai. Cả 2 thai đều tim thai lúc 9 tuần. Thời điểm ấy, những kí ức mang bầu lần trước bị sẩy bủa vây mẹ bầu, chị Thảo lo lắng đến mức mong muốn đi khám mỗi tuần nhưng điều đó chẳng làm tốt hơn vì quá lạm dụng siêu âm thai.

“Đến 12 tuần chị Thảo đi khám lại để khảo sát dị tật thai thì điều bất ngờ đã xảy ra. Điều mà chị vừa không mong muốn nhưng cũng lại cũng mong muốn, cảm giác đang xen lẫn lộn giữa “tiếc nuối” khi một trong hai thai đã ngừng phát triển. Cả chị và bác sĩ đều hi vọng, khi chỉ còn 01 thai sẽ đảm bảo khả dưỡng thai tốt đến khi thai đủ ngày”, bác sĩ Thạch nhớ lại.

Đúng như những gì mẹ bầu 40 tuổi đã hi vọng, cả thai kỳ của chị Thảo diễn ra hoàn toàn bình thường và nhẹ nhàng vượt qua các mốc quan trọng khiến tâm lý mẹ bầu thoải mái và vui vẻ hơn rất nhiều so với lúc trước 12 tuần vẫn còn song thai. Và khi thai kỳ đã đủ tháng đủ ngày, mẹ bầu đã chọn sinh mổ ngày 14/2 để sinh con, cho con gái có ngày sinh nhật đặc biệt.

Trước trường hợp sản phụ Thảo hiếm muộn vừa vượt cạn, bác sĩ Thạch đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ chồng đang làm thụ tinh ống nghiệm nếu phôi trung bình, tốt nhất chỉ nên chuyển 01 phôi để có được thai kỳ an toàn cho cả mẹ và lẫn em bé trong bụng.

Nam bác sĩ hiếm muộn giàu kinh nghiệm cho biết thêm, nếu trước đây người ta ưu tiên IVF phải chuyển rất nhiều phôi, khoảng 2-4 phôi. Tuy nhiên rủi ro đa thai rất cao, nếu 3 - 4 thai bắt buộc phải “giảm thai”, nghĩa là hi sinh 1-2 thai để còn lại 2 thai. Mẹ bầu mang bầu 3-4 thai, thậm chí 5 thai sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro cho mẹ và thai nhi.

“Đối với mẹ bầu mang bầu thai đôi hoặc đa thai, nguy cơ tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường thai kỳ, băng huyết sau sinh do đờ tử cung. Những trường hợp tiền sản giật nặng có thể xuất huyết não tử vong. Băng huyết sau sinh cũng là 1 trong những tai biến sản khoa có nguy cơ cắt tử cung, tử vong mẹ.

Mẹ bầu hiếm muộn này chọn sinh vào ngày 14/2 để sau này con gái có một ngày sinh nhật thật đặc biệt. (Ảnh: BSCC)

Mẹ bầu hiếm muộn này chọn sinh vào ngày 14/2 để sau này con gái có một ngày sinh nhật thật đặc biệt. (Ảnh: BSCC)

Đối với em bé của các mẹ bầu thai đôi hay đa thai, sinh non là nguy cơ lớn nhất dẫn đến những đứa trẻ bị suy hô hấp, phải chăm sóc tích cực nhi, xuất huyết não, tổn thương võng mạc dẫn đến thị lực rất kém, chậm phát triển tâm thần vận động…

Chính vì vậy, mang bầu đa thai nhiều nguy cơ xấu nên đơn thai vẫn là ưu tiên hàng đầu hiện nay khi mà xu thế IVF đặt nặng “an toàn” cho cả mẹ và thai nhi hơn là bắt buộc phải có đa thai”, bác sĩ Thạch nhận định.

Vị bác sĩ này cũng khuyến cáo 1 số trường hợp chị em tuyệt đối không nên chuyển nhiều phôi như: tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung 2 sừng, hở eo tử cung, tiền căn sanh non tháng vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và rủi ro cao cho thai kỳ của các mẹ bầu.

6 năm hiếm muộn, vợ chồng U40 Sài thành đón cặp song thai 1 trai 1 gái chào đời trong hạnh phúc vỡ òa
Chỉ đến khi dịch Covid 19 bùng phát khiến mọi công việc bị ngưng lại, vợ chồng Sài thành mới có thời gian nên đi khám hiếm muộn để tìm con.

Hiếm muộn - Vô sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh