Nghe lời mẹ chồng ăn trứng ngỗng uống sữa bầu mỗi ngày, 9X hối hận nghe bác sĩ nói

Thùy Dương. - Ngày 20/03/2022 15:00 PM (GMT+7)

Bây giờ cô mới biết mình đã sai hoàn toàn khi làm theo lời mẹ chồng chỉ dạy.

Khi bắt đầu mang thai, các chị em đều có chung một suy nghĩ là phải ăn uống làm sao cho mẹ khỏe con khỏe. Thế nên, ngoài chuyện ăn nhiều thường ngày, các mẹ bầu còn thường xuyên ăn các bữa phụ, rồi uống bổ sung thêm thuốc bổ, sữa bầu… Tuy nhiên, việc ăn uống vô độ sẽ khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát gây ra một số vấn đề trong quá trình mang thai.

Tiểu Niệm mang thai ngay sau 2 tháng kết hôn. Với một cô gái 24 tuổi, mang thai nghĩa là phải ăn thật nhiều để con sinh ra to béo bụ bẫm. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, Tiểu Niệm bị nghén nên nôn ói nhiều. Cô cảm thấy lo lắng sợ em bé không nhận đủ dinh dưỡng, vậy nên, cứ nôn xong cô lại quay về bàn ăn ăn tiếp với đôi mắt đỏ hoe vì mệt mỏi.

3 tháng đầu, Tiểu Niệm bị nghén nặng, ăn vào nôn ói. Nhưng mỗi lần nôn xong, cô lại quay lại bàn ăn ăn tiếp vì lo sợ em bé không nhận đủ dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

3 tháng đầu, Tiểu Niệm bị nghén nặng, ăn vào nôn ói. Nhưng mỗi lần nôn xong, cô lại quay lại bàn ăn ăn tiếp vì lo sợ em bé không nhận đủ dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Đến tháng thứ 4, tình trạng nôn ói đã kết thúc. Không chỉ vậy, Tiểu Niệm còn cảm thấy ăn rất ngon miệng, thèm đủ thứ và đói liên tục. Lúc này, mẹ chồng cô cũng từ quê lên thành phố Từ Châu (Trung Quốc) để chăm sóc cho con dâu. Theo bà, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều đồ bổ để em bé mau lớn nên mang theo rất nhiều trứng ngỗng. Bà còn bảo con trai đi mua thuốc bổ, sữa bầu về cho vợ uống.

Mặc dù ngày nào cũng uống sữa bầu, thuốc bổ và ăn trứng ngỗng khiến Tiểu Niệm “ngán đến tận cổ”, nhưng nghe mẹ chồng bảo uống sữa bột và trứng ngỗng sẽ sinh ra một em bé trắng trẻo mập mạp nên mẹ bầu này vẫn cố ăn mỗi ngày.

Ở tuần 32 của thai kỳ, Tiểu Niệm đã tăng đến 30kg. Không chỉ thế, trong lần khám thai gần nhất, bác sĩ đã cảnh báo thai nhi đang phát triển vượt chuẩn và nếu mẹ không “hãm ăn” thì có thể sẽ phải sinh mổ vì con to. Đến lúc này, Tiểu Niệm mới nhận ra rằng hóa ra khi mang thai không nên ăn quá nhiều vì nó không tốt cho cả mẹ bầu và em bé.

Mang thai ở tuần 32, Tiểu Niệm đã tăng 30kg. Bác sĩ bảo nếu cô không hãm ăn lại thì sẽ phải sinh mổ vì con to (Ảnh minh họa).

Mang thai ở tuần 32, Tiểu Niệm đã tăng 30kg. Bác sĩ bảo nếu cô không "hãm ăn" lại thì sẽ phải sinh mổ vì con to (Ảnh minh họa).

Thế nhưng đến giai đoạn này, việc ăn liên tục đã trở thành thói quen của Tiểu Niệm. Cô đói bụng liên tục và thèm ăn liên tục. Và nếu không ăn, cô không thể ngủ được. Đến ngày dự sinh, bác sĩ thông báo em bé nặng hơn 4kg nhưng do xương hông của sản phụ khá to nên có thể sinh thường được. Song, Tiểu Niệm đã không thể chịu đựng những cơn đau chuyển dạ kéo dài suốt 10 tiếng đồng hồ mà con vẫn chưa chui ra được. Cuối cùng, bác sĩ phải chuyển sản phụ qua phòng mổ. Bác sĩ còn tiết lộ lớp mỡ của cô rất dày nên khi mổ và khâu lại đều gặp khá nhiều khó khăn.

Sau sinh, Tiểu Niệm cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chuyện giảm cân về dáng. Cô đã không còn là cô gái tự tin với vóc dáng “vạn người mê”. Và thật sự đến lúc này, Tiểu Niệm cực kỳ hối hận về chế độ ăn “hai người” trong thời kỳ mang thai của mình.

Theo bác sĩ, "ăn cho hai người" khi mang thai là một suy nghĩ sai lầm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như người mẹ có thể sẽ bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật, phải sinh mổ vì con to. Còn em bé sẽ bị béo phì dẫn đến một số vấn đề sức khỏe sau này như bệnh tim mạch, béo phì,... Do đó, trong quá trình mang thai, bác sĩ thường khuyên thai phụ nên kiểm soát tốt cân nặng của mình. Cụ thể là kiểm soát lượng calo nạp vào người trong từng tam cá nguyệt:

- Tam cá nguyệt thứ nhất: Lúc này thai nhi vẫn còn nhỏ nên các mẹ bầu chỉ cần ăn như thường ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hãy cố gắng ăn 3 bữa chính và thêm 2 bữa phụ. Đồng thời mẹ bầu nên ưu tiên ăn nhiều thịt nạc, sữa chua, chuối, rau xanh, trái cây và các loại đậu. Trà gừng cũng là một sự lựa chọn dành cho các mẹ bầu bị nghén nhiều. Mẹ bầu cũng nên uống thêm axit folic, sắt, canxi…

- Tam cá nguyệt thứ hai: Đến giai đoạn này, mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể thêm 350 calo mỗi ngày. Đặc biệt, đây là thời điểm em bé phát triển não bộ và hệ thần kinh nên bạn cần ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều omega 3 như: cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu,… và các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt chia, đậu nành…

- Tam cá nguyệt thứ ba: Đây được xem là giai đoạn “nước rút”, là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy, mẹ bầu cần cung cấp khoảng 450 calo cho cơ thể để đủ chất dinh dưỡng nuôi em bé. Bạn nên ăn đầy đủ tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, omega 3, cholin, canxi,… để hệ thần kinh và xương của thai nhi nhận đủ dưỡng chất phát triển tốt nhất.

Hai chị em ruột sinh đôi cùng một ngày, kết quả xác nhận 4 đứa trẻ cùng một cha
Để tăng cơ hội thụ thai, khi thực hiện IVF, các bác sĩ đã chuyển hai phôi vào mỗi tử cung của cả hai chị em Julie và Anne.

Câu chuyện mang thai

Thùy Dương. T/H
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu