Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ thì phải thăm khám và ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh để chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao.
Khi mang thai, không một mẹ bầu nào lại muốn bị mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên căn bệnh nguy hiểm này lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ mang bầu nào.
Nguyên nhân là do lúc mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ cho một số mẹ bầu.
Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu phải thường xuyên theo dõi đường huyết. (Ảnh minh họa)
ThS.BS Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện cho biết, khi bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu phải thường xuyên theo dõi đường huyết, nắm rõ chỉ số đường huyết (GI) trong thực phẩm.
“Chỉ số đường huyết là một con số cung cấp thông tin về việc cơ thể chuyển đổi carbs trong thực phẩm thành glucose nhanh như thế nào. Hai loại thực phẩm có cùng lượng carbohydrate có thể có số chỉ số đường huyết khác nhau. Con số càng nhỏ, tức là thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn”, bác sĩ Du nói.
Cụ thể, nếu:
+ GI bằng 55 hoặc ít hơn, tức là GI thấp (tốt).
+ GI bằng 56-69, tức GI ở mức trung bình.
+ GI bằng 70 trở lên tức là GI ở mức cao (xấu).
Ngoài nắm rõ chỉ số đường huyết trong thực phẩm, mẹ bầu cần phải chú ý tránh xa các loại trái cây nhiều đường glucose/sucrose vì làm tăng mức đường trong máu hay các trái cây chứa fructose dẫn đến tăng mỡ trung tính nếu dùng quá nhiều như:
- Nho (100g nho có chứa 15,7g đường)
- Hồng ngâm (100g hồng ngâm có chứa 13,3g đường)
- Chuối (100g chuối có chứa 22,5g đường)
- Táo (100g táo chứa 15,5g đường)
- Xoài (100g xoài chứa 16,9g đường)
Mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ ăn bao nhiêu trái cây là đủ?
Bác sĩ Du cũng chỉ rõ, mỗi ngày mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn bao nhiêu phần trái cây còn tùy theo mức đường huyết, chế độ ăn, tình trạng cân nặng riêng của mỗi thai phụ. Từ đó mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn lượng trái cây khác nhau.
“Thông thường, lượng trái cây mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn vào khoảng 2-3 phần mỗi ngày. Một phần trái cây chứa 15gr carbohydrate. Tùy theo từng loại trái cây khác nhau mà kích thước của một phần trái cây có thể khác nhau”, bác sĩ Du khẳng định.
Thông thường, lượng trái cây mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn vào chỉ khoảng 2-3 phần mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Một khẩu phần trái cây mẹ bầu có thể ăn tương đương bằng:
- 1 trái cây vừa (chẳng hạn như chuối, táo hoặc cam).
- 1/2 chén (170g) trái cây cắt nhỏ, đông lạnh, nấu chín hoặc đóng hộp.
- 3/4 cốc (180ml) nước ép trái cây.
Tuy nhiên mẹ bầu nên lưu ý ăn trái cây lành mạnh bằng việc:
- Nên ăn toàn bộ trái cây thay vì nước trái cây vì sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn cho cơ thể.
- Sử dụng nước hoa quả nguyên chất, không thêm đường.
- Lựa chọn trái cây tươi và nước trái cây vì chúng sẽ bổ dưỡng hơn các loại trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp.
Tin liên quan
Mặc dù không mẹ bầu nào mong muốn bị tiểu đường thai kỳ nhưng bệnh nguy hiểm này lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào khi bầu bí.
Khi dao rạch qua lớp mỡ đầu tiên, bác sĩ phải mất 5 phút mới tìm được vị trí tử cung. Trong quá trình này, họ phải liên tục theo dõi tình...
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên hiện...
Hiện con đã được hơn 3 tháng tuổi, trộm vía hơn gấp nhiều lần lúc mới sinh nhưng hôm nào Ngọc Anh cũng nhìn lại từng khoảnh khắc của con từ...
Tin bài cùng chủ đề Hỏi đáp với chuyên gia
Theo bác sĩ Phan Chí Thành, mẹ bầu có tử cung ở tư thế nào sinh thường đều không có vấn đề gì, nhưng với các mẹ bầu có tử cung ngả sau cần hết sức lưu ý khi sinh mổ.