Đối với bà bầu, nước mía được coi là một trong những thực phẩm dưỡng thai khá tốt nếu biết uống đúng cách và tránh 7 không dưới đây.
1. Không uống nước mía 3 tháng đầu thai kỳ nếu tăng cân hoặc đang bị tiểu đường
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có thể uống nước mía để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ với lượng nhất định. Đặc biệt, để tránh những ảnh hưởng không tốt, những thai phụ trong 3 tháng đầu có dấu hiệu tăng cân quá nhanh hoặc bị tiểu đường thì không nên uống nước mía. Bởi lượng đường trong nước mía cao, rất dễ khiến tình trạng sức khỏe xấu đi.
Hoặc bà bầu đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu trong 3 tháng đầu thì không nên uống với nước mía bởi nó có thể làm cho thuốc không có tác dụng do sự cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía.
Nước mía để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ nên uống với lượng nhất định (Ảnh minh họa)
Mẹ bầu nên uống nước mía ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ vì thời điểm này nước mía là một trong những nguồn dinh dưỡng bổ sung năng lượng tốt, giúp chị em đỡ mệt mỏi.
2. Không uống quá nhiều nước mía trong ngày
Vào 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên uống 2 – 3 lần/1 tuần, tránh uống quá nhiều nước mía bởi chứa hàm lượng đường cao dễ làm tăng đường đột ngột không tốt cho sức khỏe.
3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi tăng tốc phát triển để cán đích, mẹ bầu có thể uống 200ml nước mía/ngày, cách ngày uống 1 lần.
3. Không uống nước mía vào buổi sáng và tối
Mẹ bầu không nên nhiều nước mía trong 1 lần, tuyệt đối tránh uống nước mía vào buổi sáng và buổi tối bởi chúng dễ làm lạnh bụng, không tốt cho sức khỏe.
Nếu muốn uống nước mía, mẹ bầu chỉ nên mua hoặc ép 1 lượng vừa đủ và dùng 1 lần (Ảnh minh họa)
4. Không uống nước mía khi dùng chung với các thực phẩm chức năng khác
Nhiều mẹ bầu dùng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng chung với nước mía. Nhưng điều này rất nguy hại cho sức khỏe của các chị em. Bởi theo nhiều nghiên cứu, Policosanol có trong nước mía có thể làm cho thuốc không có tác dụng.
5. Không uống nước mía để trong tủ lạnh
Nếu muốn uống nước mía, mẹ bầu chỉ nên mua hoặc ép 1 lượng vừa đủ và dùng 1 lần. Không uống nước mía đã bảo quản trong tủ lạnh vì đường trong nước mía dễ bị lên men, cộng với việc để nước mía bên trong tủ lạnh để giữ lạnh có thể bị nhiễm khuẩn và gây hại cho hệ tiêu hoá.
6. Không uống nước mía đã có hiện tượng chuyển sang màu đen
Nếu thấy nước mía đã có hiện tượng chuyển màu đen, uống vào có vị chua nồng thì hãy bỏ đi vì nước mía đã quá thời hạn sử dụng. Nếu sử dụng nước ép mía này nhiều khả năng bà bầu sẽ bị ngộ độc.
Đá trong quá trình sản xuất có thể không được sạch, mẹ bầu hạn chế uống nước mía ngoài hàng vỉa hè (Ảnh minh họa)
7. Không uống nước mía có loại đá bẩn
Nước mía uống kèm thêm đá tạo nên nước ép mát lạnh sảng khoái, nhưng đá trong quá trình sản xuất có thể không được sạch, mẹ bầu hạn chế uống nước mía ngoài hàng vỉa hè mà nên tự ép nước mía tại nhà. Vì uống nước mía kèm đá bẩn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.