Những mẹ bầu đánh cược số phận để sinh con

Thảo Nguyên - Ngày 26/12/2022 14:00 PM (GMT+7)

Để quyết định giữ hay bỏ thai dị tật, những mẹ bầu rơi vào hoàn cảnh cân não này đã phải trăn trở cũng như rất bối rối vì đây là quyết định rất khó khăn.

Biết con bị dị tật não khi mang thai 27 tuần, mẹ bầu quyết bảo vệ con đến cùng

Đó là câu chuyện của chị Ngát ở Ba Vì, Hà Nội. Khi mang thai đứa con thứ 2, vợ chồng chị Ngát đã rất vui. Tuy nhiên ở tuần thứ 27 thì bác sĩ thông báo thai nhi bị dị tật não và tư vấn đình chỉ thai kỳ.

Bà mẹ này đã liên tục thuyết phục bác sĩ làm lại xét nghiệm, hy vọng kết quả trên có sai sót. Ngoài ra, chị còn đến nhiều bệnh viện khác để kiểm tra, mong có kết luận khác dù chỉ 1% cơ hội. Nhưng bệnh viện nào cũng đều khuyên phải cân nhắc khi giữ thai.

Cuối cùng, 2 vợ chồng chị quyết định giữ thai và chuẩn bị sẵn tâm lý cho cuộc chiến phía trước. Dù biết sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng chị vẫn chấp nhận đánh cược để bảo vệ con đến cùng.

Có nhiều khi chăm con khổ cực vất vả quá, chị Ngát lại yếu lòng nghĩ quyết định giữ thai của mình là sai... (Ảnh minh họa)

Có nhiều khi chăm con khổ cực vất vả quá, chị Ngát lại yếu lòng nghĩ quyết định giữ thai của mình là sai... (Ảnh minh họa)

Tới khi con gái chào đời, đúng như các bác sĩ cảnh báo, bé mắc dị tật não. Kể từ đó là chuỗi ngày chị vật lộn với mưu sinh và chăm sóc hai con. Do bị dị tật não nên bé sinh hoạt không giống những đứa trẻ bình thường, hay ngủ ngày thức đêm, có đêm chỉ ngủ một đến hai tiếng, thường xuyên quấy khóc, vài ngày lại lên cơn co giật, không thở được, tái nhợt, co quắp toàn thân…

Có nhiều khi chăm con khổ cực vất vả quá, chị Ngát lại yếu lòng nghĩ quyết định giữ thai của mình là sai. Có khi lúc ấy hủy thai thì đau một lần nhưng con sinh ra không khổ đến vậy. Mặc dù thế, trên hết những mâu thuẫn trong lòng, vợ chồng chị vẫn luôn yêu thương và chăm sóc cho con gái hết mực.

6 lần thụ tinh nhân tạo thất bại, biết thai nhi có nguy cơ bị Down, mẹ bầu 40 tuổi vẫn quyết giữ 

Giống như chị Ngát kể trên, chị Mai, 40 tuổi, vẫn quyết giữ lại thai khi kết quả chẩn đoán con có nguy cơ bị Down.

Chị Mai là nhân viên văn phòng ở Hà Nội, cưới chồng nhiều năm nhưng bị hiếm muộn. Vợ chồng chị đã trải qua 6 lần thụ tinh nhân tạo đều thất bại. Nhiều lần vì quá áp lực chuyện con cái, chị Mai đã đề nghị ly hôn nhưng chồng không đồng ý.

Đầu năm 2022, hai vợ chồng quyết định "đánh cược lần cuối", đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương can thiệp. Lần này may mắn đã mỉm cười khi chị mang thai đôi. Nhưng thăm khám thai kỳ ở tuần thai 12, chị Mai bần thần biết một trong hai bé có nguy cơ bị hội chứng Down.

Các bác sĩ đã khuyên vợ chồng chị nên cân nhắc đồng thời làm thêm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Nhưng sau nhiều ngày suy nghĩ, chị quyết định "phó mặc số phận", không xét nghiệm cũng không kiểm tra thêm bởi chị bảo dù con bị Down sẽ vẫn nuôi chứ quyết không bỏ. Hiện bà bầu này đang trong hững ngày cuối thai kỳ.

Thăm khám thai kỳ ở tuần thai 12, chị Mai bần thần biết một trong hai bé có nguy cơ bị hội chứng Down nhưng vẫn quyết định giữ con. (Ảnh minh họa)

Thăm khám thai kỳ ở tuần thai 12, chị Mai bần thần biết một trong hai bé có nguy cơ bị hội chứng Down nhưng vẫn quyết định giữ con. (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu mang thai dị tật: Nên tiếp tục thai kỳ?

Theo Bác sĩ Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ, những trường hợp mang thai dị tật quyết giữ con đến cùng như trên không phải là hiếm, nhất là những vợ chồng vô sinh, hiếm muộn khát con.

Hiện nay một số trẻ bị hội chứng Down và dị tật ống thần kinh từ nhẹ đến trung bình, có thể được sinh ra và sống bình thường, mặc dù chúng có thể bị khuyết tật về phát triển, thể chất hoặc nhận thức. Tuy nhiên, một nửa số thai nhi bị bệnh não sẽ không sống sót sau khi sinh; nửa còn lại sẽ chết trong vòng vài giờ hoặc vài ngày hoặc cuộc sống sau này thường xuyên gặp các vấn đề sức khỏe cũng như phải can thiệp y tế suốt đời. 

Bác sĩ Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang tư vấn cho các mẹ bầu.

Bác sĩ Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang tư vấn cho các mẹ bầu.

Tùy thuộc vào từng loại dị tật mà bác sĩ có khuyến cáo riêng. Trường hợp dị tật nhẹ ảnh hưởng thẩm mỹ như sứt môi, hở hàm, có thể sửa chữa sau này và bé vẫn phát triển bình thường. Trường hợp nặng, không thể nuôi và ảnh hưởng đến tương lai trẻ đều được khuyến cáo không nên giữ. Bác sĩ tư vấn nên chấm dứt thai kỳ bởi trẻ sinh ra không chỉ là thiệt thòi, nỗi đau cho chính em bé, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mặc dù vậy, việc chấm dứt thai kỳ hay không là quyết định cá nhân thai phụ và các bác sĩ tôn trọng lựa chọn của gia đình nhưng cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho thai phụ cũng như có những tư vấn tâm lý kế hoạch sinh nở, chăm sóc nuôi dưỡng, cách đối mặt với các áp lực tâm lý của bản thân và xã hội khi mang bầu và nuôi dưỡng 1 đứa trẻ khiếm khuyết.

Hầu hết các trường hợp dị tật thai nhi đều do mẹ làm điều này lúc mang bầu
Dị tật thai nhi nguyên nhân do đâu là vấn đề rất được quan tâm. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến các dị tật ở thai nhi. Một vài trong số đó rất nhiều mẹ bầu hay mắc phải.

Bà bầu cần biết

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai