Phụ nữ mang thai có chăm sóc da được không?

Ngày 05/06/2023 20:00 PM (GMT+7)

Phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề về da như rạn da, mụn trứng cá, nám, viêm da cơ địa… Rất nhiều người băn khoăn rằng, liệu có được chăm sóc da trong quá trình mang thai hay không?

1. Những thay đổi về da thường gặp trong thai kỳ

Trong hành trình 9 tháng mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi, trong đó, đáng chú ý về sự thay đổi các hormone như beta - HCG (hormone tiết ra bởi nhau thai, nhằm nuôi dưỡng bào thai sau khi được thụ tinh), progesterone hay prolactin (hormone giúp kích thích tuyến sữa phát triển)…

Khi có sự thay đổi nồng độ các hormone này sẽ gây ra những thay đổi đáng kể cho làn da như tuyến nhờn hoạt động sản xuất bã nhờn nhiều hơn, các tế bào sừng bị tích tụ dày đặc hơn trên da.

a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/Phụ nữ/a mang thai có nhiều sự thay đổi về da.

Phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi về da.

Việc xuất hiện của em bé trong cơ thể cũng kích thích hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai mẫn cảm hơn, dẫn đến các tình trạng viêm và kích ứng dễ xuất hiện hơn bình thường. Các bệnh lý da như viêm da cơ địa, chàm thường xuất hiện do làn da trở nên mẫn cảm và khô hơn. Khi thai lớn dần lên, da sẽ bị giãn quá nhanh dẫn đến tình trạng rạn da, ngứa…

Đa số phụ nữ mang thai không dám sử dụng các sản phẩm chăm sóc da vì lo ngại ảnh hưởng đến em bé, khiến da tổn thương kéo dài. Mặc dù hầu hết các tình trạng nám, mụn trứng cá thai kỳ có thể hết sau thời gian sinh con, nhưng các vết rạn, nám có thể tổn tại vĩnh viễn, ảnh hưởng thẩm mỹ lâu dài.

2. Cách nào chăm sóc da trong khi mang thai?

Không phải khi mang thai là không được chăm sóc da. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da dành cho phụ nữ mang thai và không gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Trong đó nên lựa chọn:

- Các sản phẩm tẩy rửa làm sạch da dòng dịu nhẹ, không xà phòng, hương liệu.

- Sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ nhàng, an toàn cho thai kỳ với các thành phần như: hyaluronic acid, vitamin E, urea, glycerin….

- Kem chống nắng: Kem chống nắng vật lý phổ rộng với đặc điểm lành tính.

Trường hợp gặp các vấn đề về mụn, nám, viêm da… vẫn cần điều trị bằng thuốc.

Một số thuốc điều trị có thể sử dụng trong các vấn đề thường gặp của thai kỳ như:

Mụn trứng cá:

Kháng sinh bôi.

Azelaic acid.

AHA nồng độ thấp dưới 10%.Niaciamide.BPO.

Các chất kháng khuẩn tự nhiên như: Mật ong, trà xanh, yến mạch

Các bệnh da tăng sắc tố thai kỳ (nám, sạm…):

Azelaic acid

AHA nồng độ thấp dưới 10%

Niaciamide

Vitamin C

Viêm da thai kỳ: Chế độ chăm sóc với các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ không hương liệu (no fragrance), không paraben (no paraben), không xà phòng (no soap) kết hợp với kem dưỡng ẩm có thể lựa chọn dòng cho da nhạy cảm (sensitive) hoặc da cơ địa (eczema/atopic). Các sản phẩm chiết xuất tự từ lô hội có thể giúp làm dịu da, tăng hàng rào bảo vệ da và giảm ngứa.

Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng không giảm, hãy đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để sử dụng thuốc phù hợp.

Do tăng cân và thai nhi phát triển, nên tình trạng rạn da rất thường gặp khi mang thai.

Do tăng cân và thai nhi phát triển, nên tình trạng rạn da rất thường gặp khi mang thai.

Rạn da thai kỳ: Tỉ lệ rạn da có thể gặp ở trên 90% phụ nữ trong thai kỳ. Do việc tăng cân nhanh gây kéo giãn quá mức và đứt gãy không hồi phục lớp sợi liên kết dưới da. Ngoài ra, một tỉ lệ cho thấy có mối liên hệ về di truyền trong rạn da thai kỳ.

Tuy vậy, hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng kiểm soát cân nặng hợp lý trong thai kỳ với chế độ ăn lành mạnh và chế độ chăm sóc dưỡng ẩm với kem có chứa một số thành phần như chiết xuất rau má, hyaluronic acid… massage da thường xuyên. Nếu có rạn thì rạn da có thể điều trị ở giai đoạn sau sinh với kết quả đáp ứng.

3. Những điều cần tránh khi mang thai

Một số thành phần có thể áp dụng trong điều kiện bình thường nhưng được khuyến cáo tránh trong thai kỳ bao gồm: Vitamin A và các dòng dẫn xuất từ vitamin A, hydroquinone, salicylic acid liều cao, phthalates, oxybenzone...

Các thủ thuật xâm lấn như peel da, laser... cũng hạn chế trong thai kỳ do khả năng kích ứng và xâm nhập thuốc có tỉ lệ cao.

Chăm sóc da trong thai kỳ vẫn cần thiết cho mẹ vui bé khỏe. Tuy vậy sự chăm sóc vẫn nên dưới sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số trường hợp bệnh da thai kỳ sẽ tự hết sau sinh, hoặc đáp ứng tốt với điều trị sau sinh do đó không nên quá lo lắng hay nóng vội trong các vấn đề bệnh lý da mà hãy tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ...

Bị băng huyết sau sinh, sản phụ chấp nhận mất chân và tử cung để sống tiếp nhưng vẫn phải rời xa con 9 ngày tuổi
Từ câu chuyện của sản phụ này có thể thấy sinh nở vẫn là cửa tử đáng sợ đối với bất cứ thai phụ nào.

Băng huyết sau sinh

Theo BS.Như Mỹ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết