Nam bác sĩ vì thích trẻ con nên chọn theo nghề sản, tiết lộ 1 điều sợ nhất khi thăm khám thai

Thảo Nguyên - Ngày 02/06/2023 14:00 PM (GMT+7)

Được các mẹ bầu tại khu vực Hà Nội tin cậy gửi gắm thai kỳ, Bác sĩ CKI Nguyễn Trọng Hùng, tốt nghiệp chuyên ngành sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội và là chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Nam bác sĩ vì thích trẻ con nên chọn theo nghề sản, tiết lộ 1 điều sợ nhất khi thăm khám thai - 1

Hơn 10 năm nay, bác sĩ Hùng đã chiếm được sự tin yêu của các mẹ bầu và được họ kháo nhau là bác sĩ sản phụ khoa thiên về giữ thai, điều trị vô sinh hiếm muộn hay chẩn đoán sàng lọc dị tật thai vừa có tâm, vừa có tầm.

Cùng lắng nghe những chia sẻ của Bác sĩ CKI Nguyễn Trọng Hùng với nghề “đặc thù” mà anh quyết lựa chọn và đánh đổi.

Tính đến thời điểm hiện tại, bác sĩ đã theo nghề được bao nhiêu năm rồi? Cơ duyên nào khiến anh lựa chọn điều trị giữ thai, vô sinh hiếm muộn, chẩn đoán sàng lọc dị tật đầy gian nan, vất vả này?

Từ lúc ngồi trên ghế nhà trường tôi đã được anh chị khóa trên hướng dẫn và tư vấn theo chuyên ngành sản, đến khi thực tập tại Bệnh viện Phụ sản, tôi đã nhận thấy mình rất thích trẻ con. Vì thế đã chọn theo con đường này đã hơn 10 năm.

Cảm giác mang đến niềm vui là những em bé khỏe mạnh chào đời theo đúng mong muốn của các cặp vợ chồng là niềm hạnh phúc không thể đong đếm được của một bác sĩ sản khoa như tôi.

Nam bác sĩ vì thích trẻ con nên chọn theo nghề sản, tiết lộ 1 điều sợ nhất khi thăm khám thai - 2

Một ngày của anh thường bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ, làm những công việc cụ thể nào?

Một ngày làm việc của bác sĩ thật sự không cụ thể được. Tôi có thể thức dậy sớm để mổ những ca theo yêu cầu, rồi giờ hành chính làm ở bệnh viện, đến chiều tiếp tục ngồi phòng khám đến tối muộn, thậm chí đến đêm nếu có những ca có những ca cấp cứu thì buộc mình phải có mặt ngay để xử lý. 

Anh có nhớ mình đã điều trị cho khoảng bao bệnh nhân?  

Số lượng thăm khám và điều trị thật sự tôi không đếm được. Có những ngày thứ 7, chủ nhật số lượng khám hơn 100 số, từ sáng đến tối muộn. Để đảm bảo chất lượng và “giữ sức khỏe”, vài năm gần đây, tôi chỉ nhận lịch khám đã đặt lịch trước.

Nam bác sĩ vì thích trẻ con nên chọn theo nghề sản, tiết lộ 1 điều sợ nhất khi thăm khám thai - 3

Diễn biến một ca điều trị giữ thai, vô sinh hiếm muộn, chẩn đoán sàng lọc dị tật cho tới lúc mẹ tròn con vuông, bác sĩ thường phải trải qua những căng thẳng và áp lực nào? Kể cụ thể về những căng thẳng, áp lực nhưng cũng không kém niềm vui, hạnh phúc này?

Theo tôi, căng thẳng và áp lực nhất chính là giải thích, hướng dẫn con đường đi đúng cho từng cặp vợ chồng. Có nhiều trường hợp vô sinh hay thai lưu nhiều lần, không xác định được chắc chắn nguyên nhân, nhưng bệnh nhân lại đi theo những lời tư vấn trên mạng hay người khác mách lại.

Những trường hợp này, tôi phải mất rất nhiều thời gian để giải thích, tìm kết quả các công trình nghiên cứu gửi cho bệnh nhân tham khảo để họ quyết định đi đúng hướng.

Chia sẻ về ca giữ thai, vô sinh hiếm muộn, chẩn đoán sàng lọc dị tật đòi hỏi phải cân não nhiều nhất mà bác sĩ đã từng trải qua.

Những ca đặc biệt thì nhiều lắm, bởi bệnh lý của thai vô cùng nhiều. Nhưng tôi ấn tượng nhất 1 trường hợp, thai lưu 5 lần, cũng đã đi khám và giữ thai rất nhiều nơi, làm rất nhiều xét nghiệm và dùng thuốc rất nhiều mà vẫn không giữ được thai. Khi đến với tôi, khi xem lại xét nghiệm thì không thấy có vấn đề gì lớn. Nhưng khi hỏi bệnh, rằng chị có căng thẳng lo âu gì không thì bạn ấy có nói, ở chung với gia đình chồng nhưng bố mẹ chồng rất khó tính và gây áp lực rất nhiều, thường xuyên bạn ấy stress, mất ngủ và căng thẳng.

Tôi mới nói rằng, 3 tháng đầu, thai sống phụ thuộc vào hormon người mẹ là phần lớn, mà hormon người mẹ cũng rất phụ thuộc vào cách sinh hoạt hay tâm lý. Tôi mới tư vấn người chồng là nên ở ngoài để thời gian này cho người vợ thoải mái, rồi khi thai lớn thi về nhà sau cũng được. Không biết có phải do may mắn không mà ca đó đã giữ thai thành công đấy.

Trong những quy trình giữ thai và chẩn đoán sàng lọc dị tật, công đoạn nào cũng đều rất quan trọng và có thể khiến các bệnh nhân phải đối mặt với với thất bại. Trước những lần thất bại của các bệnh nhân, bác sĩ thường có cảm xúc ra sao?

Tất nhiên là buồn, rất buồn nhưng lúc đó tôi hiểu rằng, mình buồn 1 nhưng bệnh nhân buồn 100, 1000. Tôi phải giải thích những nguyên nhân thất bại, hay đưa ra những tỷ lệ rủi ro mà tình trạng của họ gặp phải, để thấy rằng trường hợp của họ không phải là hiếm hay vẫn còn cơ hội để làm lại.

Được nhiều vợ chồng tin tưởng, gửi gắm suốt thai kỳ để mẹ tròn con vuông, hỏi thật bác sĩ sợ nhất điều gì? Bản thân anh có những nguyên tắc riêng trong công việc ra sao?

Điều tôi sợ nhất, chắc cũng là của nhiều bác sĩ sản khoa khác là bỏ sót tình trạng bệnh của mẹ và thai vì một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả 2 mẹ con bệnh nhân. Vì thế, khi tôi thăm khám bệnh nhân, tôi thường gửi quy trình khám thai của bộ y tế, hay các hiệp hội để khách hàng tìm hiểu và tham khảo.

Với những xét nghiệm chỉ cần làm 1 lần, nếu đã làm ở nơi khác rồi có thể gửi tôi đọc kết quả. Và những xét nghiệm quan trọng tôi thường yêu cầu làm đầy đủ mỗi khi thăm khám để tránh bỏ sót bệnh lý.

Nam bác sĩ vì thích trẻ con nên chọn theo nghề sản, tiết lộ 1 điều sợ nhất khi thăm khám thai - 4

Người ta hay nhắc đến thu nhập khủng hái ra tiền của các bác sĩ giữ thai, vô sinh hiếm muộn, chẩn đoán sàng lọc dị tật. Điều này có đúng với anh?

Mọi người thường nghĩ bác sĩ vô sinh hiếm muộn thu nhập khủng vì chi phí điều trị, xét nghiệm hay thuốc đều khá đắt, quy trình nhiều bước và lâu dài. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và thế giới, tại Việt Nam vẫn được coi là rẻ.

Bản thân tôi thường tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân bằng cách chỉ định những xét nghiệm thật cần thiết, quan trọng, có ý nghĩa, và thuốc điều trị thì hướng dẫn ra các hiệu thuốc lớn để mua chứ cũng không bán.

Và một khi làm bằng cái tâm của mình, không chỉ riêng chuyên ngành sản hay vô sinh hiếm muộn, một khi lượng khách hàng đông thì thu nhập của 1 bác sỹ cũng sẽ nâng cao.

Bao năm gắn bó với nghề, hỏi thật đã có thời điểm nào bác sĩ bất lực hay muốn bỏ nghề chưa, vì sao?  

Hơn 10 năm làm nghề, tai biến hay sự cố y khoa tôi đã từng gặp hay chứng kiến không phải ít, nhưng chưa bao giờ tôi có ý nghĩa từ bỏ hay chùn bước cả. Bản thân tai biến hay sự cố y khoa là điều rất khó tránh, kể cả ở các nước tiên tiến như Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000 đến 250.000 ca tử vong liên quan tai biến hay sự cố y khoa.

Nam bác sĩ vì thích trẻ con nên chọn theo nghề sản, tiết lộ 1 điều sợ nhất khi thăm khám thai - 5

Vì thế, tôi luôn phải tự nhủ bản thân rằng, lúc nào cũng phải rất thận trọng và kỹ càng trước mỗi ca bệnh để giảm thiểu tối đa nhất những rủi ro cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ phải luôn trau dồi kiến thức bản thân hàng ngày, hàng giờ mà thôi.

Suốt những năm làm việc, điều gì khiến bác sĩ tâm đắc nhất trong nghề? Tâm nguyện lớn nhất của bác sĩ hiện nay?

Ngoài những niềm vui của các cặp vợ chồng mang lại, tôi có cơ hội để gặp gỡ nhiều bạn đồng nghiệp trong giới, được học hỏi rất nhiều kiến thức hay kinh nghiệm từ họ.

Hiện nay nhiều xét nghiệm hay thuốc trong chẩn đoán, điều trị giữ thai hay vô sinh hiếm muộn chưa được bảo hiểm y tế thanh toán, mong rằng sau này nhà nước có chính sách để giúp đỡ nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Cảm ơn những chia sẻ rất thẳng thắn của bác sĩ, chúc anh luôn có nhiều sức khỏe và được các mẹ bầu tin tưởng.

Nam bác sĩ vì thích trẻ con nên chọn theo nghề sản, tiết lộ 1 điều sợ nhất khi thăm khám thai - 6

10 năm không thể có con, vợ chồng cầm tập hồ sơ dày cộm đi khám mới ngã ngửa trước lời bác sĩ nói
Dù mỗi lần vợ chồng dắt nhau đi khám bác sĩ đều bảo bình thường nhưng tin vui có em bé với họ vẫn biệt tăm khiến vợ chồng này nhiều lần rơi vào bế...

IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chân dung bác sĩ sản khoa