Có rất nhiều loại trái cây mà mẹ bầu sau chuyển phôi và đang có thai không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhất.
Với nhiều mẹ bầu thực hiện chuyển phôi khoảng 14 ngày thì có thai, lúc này thai đã di chuyển về tử cung. Ở giai đoạn sau chuyển phôi và đang có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm - IVF, chị em hết sức cẩn thận đến việc chăm sóc sức khỏe để phôi thai làm tổ và phát triển khỏe mạnh nhất.
Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du, Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội khuyên mẹ bầu nên chú ý những loại trái cây không nên ăn trong giai đoạn này.
1. Không nên ăn nhiều trái cây nhiều đường, có tính nóng
Đối với bà bầu, một số loại trái cây sở hữu hàm lượng đường cao như xoài chín, nho và trái cây khô sẽ khiến lượng glucose trong máu tăng đột ngột, làm thay đổi đường huyết và nội tiết tố, tăng sản xuất hormone estrogen, làm cho cơ thể cảm thấy nóng hơn.
Theo thời gian, hiện tượng này còn dẫn tới tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ rõ lượng đường trong máu cao khi mang thai cũng làm tăng khả năng sinh non và các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ.
Vì vậy, kiểm soát lượng đường trong thực đơn, lựa chọn các loại hoa quả ít ngọt sẽ là cách an toàn nhất để mẹ có một thai kỳ suôn sẻ.
2. Hoa quả chưa chín
Hoa quả chưa chín thường chứa nhiều Acid và Tannin. Đây là các chất có khả năng gây đau bụng, ợ chua, trào ngược dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy.
Ngoài ra, trái cây xanh, đặc biệt là những loại quả không được được chăm sóc đúng quy trình có thể chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, asen. Những kim loại nặng này có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, dẫn tới các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Đu đủ xanh chứa hàm lượng lớn mủ và Enzyme papain gây co thắt tử cung, dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non. (Ảnh minh họa)
3. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa hàm lượng lớn mủ và Enzyme papain. Theo nghiên cứu, đây là hai nguyên nhân lớn có tác dụng gây co thắt tử cung, dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non.
Bên cạnh đó, hợp chất papain trong đu đủ xanh khi được hấp thụ cũng khiến cơ thể mẹ bầu nhầm với prostaglandin - một hormone gây chuyển dạ. Do đó, tác hại nổi bật nhất của loại quả này là khiến mẹ dễ sinh non.
Trong 3 tháng đầu, khi các màng quan trọng bảo vệ thai nhi chưa đủ chắc chắn, điều này còn dẫn tới sảy thai. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế ăn đu đủ xanh.
4. Quả me
Me chứa axit oxalic, một hợp chất tự nhiên có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Khi hấp thụ quá mức, axit oxalic sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi và các khoáng chất khác trong cơ thể, khiến mẹ và bé gặp tình trạng thiếu dưỡng chất trong thai kỳ.
Me chứa axit oxalic cản trở quá trình hấp thụ canxi và các khoáng chất khác trong cơ thể, khiến mẹ và bé gặp tình trạng thiếu dưỡng chất trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, me cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiêu. Vì vậy, bà bầu nên ăn ít loại quả này để không gây áp lực cho đường ruột cũng như giúp bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất có thể
5. Quả vải
Vải thiều thường chứa hàm lượng đường và đồng cao. Nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều đồng, thai nhi sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như suy dinh dưỡng, động kinh, tổn thương. Vì vậy, hạn chế và ăn số lượng vải ít kẻo không tốt cho thai nhi.
Vải thiều thường chứa hàm lượng đường và đồng cao không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa)
6. Táo mèo
Táo mèo khi đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ kích thích và thúc đẩy tử cung co bóp. Điều này có thể dẫn tới chuyển dạ sớm, sinh non, thậm chí sảy thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, hạt táo mèo còn chứa amygdalin. Trong tình huống không may nuốt phải, hợp chất này có khả năng giải phóng cyanide - một chất cực độc khi tiếp xúc với các enzyme, gây hại đến hệ thần kinh và tim mạch.
Táo mèo khi đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ kích thích và thúc đẩy tử cung co bóp. (Ảnh minh họa)
Để đảm bảo an toàn cho thai IVF, mẹ bầu không nên ăn trực tiếp loại trái cây này trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.
7. Trái cây sấy tẩm đường, các loại mứt hoa quả
Trái cây sấy tẩm đường và các loại mứt hoa quả thường chứa hàm lượng đường cao gấp nhiều lần trái cây tươi. Khi đi vào cơ thể, chúng có khả năng làm tăng đường huyết đột ngột, dễ khiến mẹ thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ và các bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới huyết áp và tim mạch.
Không những vậy, nhiều loại trái cây sấy còn được làm từ hoa quả cũ, hỏng chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc có hại cho bà bầu như aflatoxin - một chất độc gây ung thư, Aspergillus - một loại nấm gây độc gan và Salmonella - một loại vi khuẩn gây ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy.
Nhiều loại trái cây sấy còn được làm từ hoa quả cũ, hỏng chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc có hại cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Như vậy, để ăn hạn chế rủi ro, mẹ bầu vẫn nên lựa chọn hoa quả tươi hữu cơ. Nếu muốn đa dạng hóa thực đơn, mẹ bầu chọn những loại quả sấy không đường sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
8. Hoa quả đóng hộp
Trái cây đóng hộp thường được chứa trong dung dịch đường. Điều này khiến lượng đường trong trái cây tăng cao.
Những loại trái cây này sẽ khiến mẹ bầu mất kiểm soát đường huyết, làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Khi tiêu thụ vào cơ thể, những loại trái cây này sẽ khiến mẹ bầu mất kiểm soát đường huyết, làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Do đó, hoa quả đông lạnh và đóng hộp đều là những loại trái cây bà bầu chuyển phôi hay đang mang thai không nên ăn nhiều trong thai kỳ. Nếu có thể, hãy loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn để đảm bảo an toàn và sức khỏe thai kỳ.
Tin liên quan
Thời điểm mang bầu, có nhiều chị em lầm tưởng rằng nếu ăn ốc, con sinh ra sẽ bị chảy nước dãi nhiều, chậm nói hoặc nóng trong…
Khi bác sỹ bế đứa bé trao cho tôi thì tôi lại giật mình hoảng hốt nhận ra con Lan thật sự rất giống với nét mặt của chồng tôi. Nhìn đôi lông...
Nhiều phụ nữ đang ăn chay hay thuần chay chuẩn bị mang thai đều có chung câu hỏi, liệu họ có thể ăn tiếp tục ăn chay được không? Dưới đây là...
Đôi khi cảm giác đói cồn cào của mẹ bầu cũng là dấu hiệu em bé trong bụng đang cần dinh dưỡng.
Tin bài cùng chủ đề Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Văn Du
Khi dậy thì, cô gái còn lại 300.000 - 400.000 quả trứng và chúng bắt đầu chịu sự tác động hóc môn sinh dục.