Hàng ngày hầu hết các mẹ bầu đang ăn sai thứ tự thực phẩm hàng ngày mà không hề hay biết khiến bản thân vừa ăn đã bị đói và tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
Bác sĩ Phan Chí Thành là một chuyên gia tư vấn về các vấn đề tình dục ở nữ giới, nhất là rối loạn chức năng tình dục nữ.
Chuyện ăn uống khi mang thai để mẹ khỏe con khỏe, đặc biệt ăn chỉ vào con mà không khiến mẹ tăng cân là quan tâm lớn nhất của hầu hết các mẹ bầu trong thai kỳ.
Thực tế nhiều mẹ bầu ăn uống hàng ngày ít và tăng cân ít thì họ lại sợ con không đủ lớn. Mẹ bầu ăn nhiều và tăng cân nhiều thì không những khó lấy lại vóc dáng sau sinh còn tiềm ẩn những bệnh nguy hiểm như: Tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao…
ThS.BS Phan Chí Thành đang thăm khám cho mẹ bầu.
Đặc biệt, hầu hết các mẹ bầu hàng ngày thường ăn cơm xong mới đến thịt cá, rau xanh và hoa quả. Tuy nhiên theo ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương nếu ăn uống theo thứ tự này thì đó là một sai lầm của các mẹ bầu. Cách ăn uống như vậy sẽ khiến mẹ bầu bị đói nhanh và ăn nhiều. Từ đó khiến cân nặng của mẹ tăng nhanh mà con trong bụng nhận được ít dưỡng chất.
Bác sĩ Phan Chí Thành cũng đưa ra thứ tự ăn khoa học nhất hàng ngày mỗi bữa cho các mẹ bầu để tăng cân vừa đủ mà con vẫn phát triển khỏe mạnh.
Thứ tự ăn số 1: Ăn nhiều rau củ quả
Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn cơm đầu tiên, sau đó mới gắp thức ăn như thịt cá, rau xanh ăn cùng. Song điều này là không đúng, các thai phụ nên phải ăn ngược lại và ăn trước hết là rau xanh, hoa quả.
“Đến bữa ngồi vào mâm, mẹ bầu phải ăn 1 đĩa rau luộc tổng hợp gồm từ 3 loại rau củ trở lên để nhận được nhiều chất xơ và các vitamin thiết yếu như cà rốt, su hào, bí đỏ và các loại rau xanh khác.
Các loại rau củ là thực phẩm đầu tiên mẹ bầu nên ăn mỗi bữa. (Ảnh minh họa)
Sau khi ăn no 1 đĩa rau đa dạng, mẹ bầu ăn thêm 1 bát canh rau cho ngang bụng đã rồi mới ăn đến các thức ăn giàu đạm khác”, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Thứ tự ăn số 2: Ăn thức ăn giàu đạm
Những thức ăn giàu đạm hàng ngày mà các mẹ bầu có thể ăn như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, lẩu cua…
Nhiều mẹ bầu cho đây là thức ăn chính chủ đạo nhưng theo bác sĩ Thành, các thai phụ chỉ nên ăn ở mức độ bình thường, không cần ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm.
Các thai phụ chỉ nên ăn ở mức độ bình thường, không cần ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm. (Ảnh minh họa)
“Mẹ bầu nên chia lượng cho khẩu phần ăn mỗi bữa để không bị thiếu dinh dưỡng và chia đều các nhóm thực phẩm cần ăn trong ngày. Thông thường khẩu phần ăn mỗi bữa bao gồm: 25% đạm (gồm thịt, cá, trứng, sữa,…); 25% tinh bột (cơm, bánh mì, khoai, ngô, bún); 50% rau củ quả các loại…
Thứ tự ăn số 3: Hạn chế ăn tinh bột
Sau khi ăn 2 thực phẩm trên thì lúc này mẹ bầu mới ăn đến những thực phẩm giàu tinh bột. Và nhóm thực phẩm này mẹ bầu nên hạn chế, chỉ ăn tất cả các loại tinh bột này từ 1/3-1/2 bát mỗi bữa.
“Mẹ bầu ăn ngũ cốc càng thô càng tốt cho sức khỏe và vóc dáng. Trong đó phải kể tới: Ngô, khoai, củ rong, lạc luộc, cơm. Tất cả các loại thực phẩm này, mẹ bầu mỗi bữa chỉ cần ăn 1/3 đến 1/2 bát là đủ. Những ngũ cốc thô khiến cơ thể no lâu. Ngược lại những thực phẩm ngũ cốc tinh như bún, miến, phở không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu nên hạn chế ăn.
Nguyên nhân là do các loại thực phẩm này hấp thu rất nhanh vào cơ thể khiến mẹ bầu đói nhanh. Đó là lý do khiến nhiều mẹ bầu cùng 1 bát cơm với thứ tự ăn rau bọc bên ngoài rồi mới ăn thức ăn và ăn cơm sẽ no rất lâu, mất 3 tiếng mới tiêu hóa hết. Cùng 1 bát cơm nhưng mẹ bầu ăn cơm đầu tiên, rồi tới thức ăn và rau thì chỉ sau 30 phút đã tiêu hóa hết, mẹ bầu sẽ bị đói”, bác sĩ Thành khẳng định.
Cùng 1 bát cơm nhưng mẹ bầu ăn cơm đầu tiên, rồi tới thức ăn và rau thì chỉ sau 30 phút đã tiêu hóa hết, mẹ bầu sẽ bị đói. (Ảnh minh họa)
Theo đó, chuyên gia sản phụ khoa này cũng khuyến cáo các mẹ bầu nên phải chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày và thay đổi thứ tự các thực phẩm ăn để giúp mẹ bầu ăn no, không bị đói, không bị tăng cân mà mẹ khỏe con khỏe. Thứ tự này các sản phụ sau sinh có thể áp dụng cũng rất tốt. Thậm chí người thừa cân, béo phì cũng áp dụng thứ tự ăn này để nhận được các lợi ích sức khỏe.
Tin liên quan
Sau 2 lần rạch bụng, sản phụ 33 tuổi này mới được đón con trai nhỏ chào đời.
Nàng công chúa nổi tiếng ngày càng xinh đẹp hơn sau khi sinh con.
Được các mẹ bầu tại khu vực Hà Nội tin cậy gửi gắm thai kỳ, Bác sĩ CKI Nguyễn Trọng Hùng, tốt nghiệp chuyên ngành sản phụ khoa Đại học Y Hà...
Chị Nguyễn Thị N. (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) chuyển dạ ở tuần 37 thai kỳ với ngôi thai ngang và bị xoắn tử cung - một bệnh lý cực kỳ...
Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành
Nhiều người ngại quan hệ vì vùng kín gặp vấn đề, trong đó có tình trạng “cỏ” gây phiền phức và muốn được dọn dẹp sạch sẽ. Điều này có cần thiết hay không? TS.BS Phan Chí Thành, Chánh Văn...