Hiếm muộn mấy năm mới có con nhưng chưa kịp vui mừng thì thai kỳ bước sang tuần thứ 22 đã chuyển dạ khi mẹ không có bất cứ dấu hiệu nào.
Chuyên môn: Sản phụ khoa
Nơi công tác: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Thai phụ Trần Kim Tuyến (tên nhân vật đã được thay đổi), 30 tuổi ở Hà Nội đã hiếm muộn nhiều năm nay. Bao năm chạy chữa, vợ chồng chị Tuyến chỉ mong được nghe tiếng trẻ thơ trong nhà nhưng tin vui vẫn biệt tăm.
Sau nhiều năm tích cóp, vợ chồng chị Tuyến quyết định thực hiện thụ tinh ống nghiệm và may mắn đã có thai. Để thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhất, mẹ bầu 30 tuổi thường xuyên đi khám định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ.
Hình ảnh cổ tử cung trước và sau siêu âm của chị Tuyến. (Ảnh: BSCC)
Mang thai ở tuần thứ 22 của thai kỳ, chị Tuyến đi khám thì phát hiện cổ tử cung đã mở 1cm, đầu ối phồng trong âm đạo nên bác sĩ vội chỉ định khâu cấp cứu cổ tử cung ngay lập tức để giữ thai nhằm giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ sinh non.
Cũng theo thai phụ 22 tuần chia sẻ, mặc dù là sản phụ có nhiều nguy cơ sinh non nhưng trước đó, chị Tuyến không có bất cứ triệu chứng nào bất thường. Chị không bị đau bụng cũng như không thấy ra dịch nhầy âm đạo như nhiều thai phụ khác. Vì vậy nghe bác sĩ thông báo tình trạng cổ tử cung đã mở 1cm và nguy cơ sinh non cao, chị Tuyến và gia đình rất lo lắng, hoảng sợ. Bởi thai kỳ của chị còn non, em bé trong bụng còn quá nhỏ. Tuy nhiên, được bác sĩ trấn an, động viên nên chị Tuyến đã bình tĩnh hơn để bước vào phòng phẫu thuật.
Theo nam bác sĩ Nguyễn Trung Đạo, Khoa sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – người trực tiếp siêu âm phát hiện và thực hiện khâu cổ tử cung gấp cho chị Tuyến cho biết, may mắn ca khâu đã thành công vì mẹ bầu không bị viêm âm đạo cũng như mép cổ tử cung còn khá chắc chắn.
Sau khi được can thiệp và điều trị hỗ trợ, hiện tại sức khỏe chị Tuyến ổn định, có dấu hiệu phục hồi tốt. Sau khoảng 5 ngày điều trị, thai phụ đã được về nhà.
Nam bác sĩ sản khoa Nguyễn Trung Đạo cũng cho biết thêm, khâu vòng cổ tử cung được thực hiện để dự phòng sinh non cho thai phụ có nguy cơ sinh non. Đây là thủ thuật có xâm lấn, được thực hiện ở tuần 14 - 16 của thai kỳ. Song trong một số trường hợp đặc biệt, khâu vòng cổ tử cung có thể thực hiện ở sau tuần 20.
Để tránh nguy cơ phải khâu vòng tử cung dự phòng sinh non, chị em mang thai nên thăm khám thai kỳ toàn diện và chuyên sâu. (Ảnh minh họa)
Nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật và chỉ định thì khâu vòng cổ tử cung thường ít biến chứng. Thủ thuật này được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp thai phụ bị: hở eo tử cung, suy cổ tử cung, cổ tử cung ngắn dần, tử cung hình chữ U,Y, V hoặc đã có dấu hiệu chuyển dạ, cổ tử cung mở, ối tụt…
Để tránh nguy cơ phải khâu vòng tử cung dự phòng sinh non, bác sĩ sản khoa Đạo cũng khuyên chị em mang thai nên thăm khám thai kỳ toàn diện và chuyên sâu như tầm soát chiều dài cổ tử cung dài ngắn, đo mật độ cổ tử cung có chắc chắn không… sẽ giúp thai phụ phát hiện bản thân có nguy cơ và dự phòng sinh non, sảy thai tốt hơn.
Tin liên quan
Sau ca phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, bà mẹ người Mỹ cho rằng mình sẽ không có cơ hội mang thai nữa nhưng điều bất ngờ đã xảy ra.
Hở eo tử cung là tình trạng cổ tử cung suy yếu không thể giữ được thai trong lòng tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non... Vậy hở eo...
Do ảnh hưởng của chứng suy buồng trứng sớm nên mới mang bầu 5 tháng, cổ tử cung chị Hoàng đã mở 4cm, nguy cơ sảy thai là rất cao.
Khi siêu âm thai ở tuần 23, bác sĩ hốt hoảng khi thấy bọc ối chứa thai nhi đang tuột ra khỏi cổ tử cung mẹ bầu.
Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu
Trung Quốc - Theo đuổi lối sống không con cái nên vợ chồng Nhất Phàm và Kiều An dành thời gian và tiền bạc cho những thú vui và du lịch đắt tiền.