Thấy thai nhi 23 tuần đang tuột khỏi cổ tử cung, bác sĩ đã làm việc không thể ngờ

Ngày 04/07/2018 19:59 PM (GMT+7)

Khi siêu âm thai ở tuần 23, bác sĩ hốt hoảng khi thấy bọc ối chứa thai nhi đang tuột ra khỏi cổ tử cung mẹ bầu.

Theo truyền thông địa phương ở Hồ Nam, Trung Quốc, người phụ nữ có tên Uông từng có tiền sử phá thai cách đây 7 năm và từng bị sảy thai một lần. Vào giữa năm ngoái, sau một thời gian dài cố gắng thụ thai tự nhiên không thành, cặp đôi quyết định áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào cổ tử cung và may mắn có thai ngay sau đó.

Lần mang thai này, cô Uông vô cùng cẩn thận vì sợ chính sự bất cẩn lần trước của mình là nguyên nhân gây sảy thai. Cô luôn tìm hiểu về chế độ ăn uống nên ăn gì, không nên ăn gì để tốt nhất cho bà bầu và thai nhi. Cô cũng hạn chế vận động và tuyệt đối không dọn dẹp nhà cửa vì sợ tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa độc hại. Gia đình bà mẹ này cũng rất tạo điều kiện để cô có thể nghỉ ngơi, chăm sóc tốt nhất cho thai nhi.

Thấy thai nhi 23 tuần đang tuột khỏi cổ tử cung, bác sĩ đã làm việc không thể ngờ - 1

Hình ảnh siêu âm thai tuần 23 cho thấy bọc ối và chân thai nhi đang trượt ra khỏi cổ tử cung.

Mọi chuyện suôn sẻ cho đến tuần thứ 23 thai kỳ, cô Uông đột nhiên cảm thấy đau bụng và đau lưng - triệu chứng giống như lần sảy thai trước. Ngay lập tức 2 vợ chồng đến bệnh viện kiểm tra.

Sau khi siêu âm, bác sĩ cho biết cổ tử cung của bà mẹ này đã mở 3cm và điều đáng nói là bọc ối có chứa đôi chân thai nhi đang có dấu hiệu trôi ra khỏi tử cung mẹ. Đây là dấu hiệu có thể ca sảy thai sắp diễn ra.

Bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai bình thường cổ tử cung có hình chữ Y nhưng tình trạng của cô Uông bị suy cổ tử cung, cổ tử cung hình chữ U nên nếu không thắt miệng cổ tử cung thì thai nhi càng lớn, trọng lượng của bé nặng sẽ di chuyển và trượt ra khỏi tử cung, gây nguy cơ sảy thai cao.

Thấy thai nhi 23 tuần đang tuột khỏi cổ tử cung, bác sĩ đã làm việc không thể ngờ - 2

Các bác sĩ đã tiến hành khâu eo cổ tử cung của cô Uông lại. 

Để giữ an toàn cho thai nhi, ngay lập tức các bác sĩ đã thực hiện một ca phẫu thuật đặc biệt để đẩy bọc ối và thai nhi vào sâu bên trong tử cung sau đó khâu eo cổ tử cung của cô Uông lại.

Bác sĩ cũng cho biết đây là thủ thuật khó bởi nếu chỉ một chút sơ suất sẽ khiến túi ối bị thủng và gây nguy hiểm cho thai nhi. May mắn ca phẫu thuật của cô Uông đã thành công.

Suy cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung được đóng kín bằng một nút nhày để bảo vệ em bé và chỉ mở ra khi bà bầu sắp sinh. Nếu cổ tử cung mềm và yếu hơn bình thường, hoặc ban đầu là ngắn bất thường, nó có thể mỏng dần và giãn ra mà không có các cơn co thắt trong giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc đầu giai đoạn thứ ba khi chịu áp lực tăng lên của em bé đang lớn dần trong tử cung. Tình trạng này được gọi là suy cổ tử cung, và có thể dẫn đến sẩy thai trong giai đoạn thai kỳ thứ hai; vỡ ối non (hiện tượng vỡ ối trước khi bà bầu đủ tháng và trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ), hoặc sinh non (trước 37 tuần). Nó đặc biệt làm tăng nguy cơ sinh non sớm, tức là sinh trước 32 tuần. 

Những ai có nguy cơ bị suy cổ tử cung nhất? 

Phụ nữ có nhiều khả năng mắc phải tình trạng này nếu: 

- Bà mẹ từng bị sẩy thai trong giai đoạn thai kỳ thứ hai không rõ nguyên nhân hoặc sinh non tự phát sớm trong lần mang thai trước đó mà không phải do chuyển dạ sớm hoặc đứt nhau thai. Nếu đã bị sảy thai ở giai đoạn muộn nhiều lần hoặc sinh non tự phát sớm thì nguy cơ suy cổ tử cung rất cao. 

- Bà mẹ từng được thực hiện một thủ thuật trên cổ tử cung như sinh thiết cổ tử cung hoặc cắt mô cổ tử cung bằng vòng nhiệt điện. 

- Cổ tử cung đã bị tổn thương trong một lần sinh trước đó hoặc sau khi nạo hút thai. 

- Cổ tử cung ngắn bất thường. 

Thấy thai nhi 23 tuần đang tuột khỏi cổ tử cung, bác sĩ đã làm việc không thể ngờ - 3

Mô tả về phương pháp khâu eo cổ tử cung. 

Phải làm thế nào khi bị suy cổ tử cung?

Nếu siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn bất thường và thời gian mang thai hiện tại của bà bầu ít hơn 24 tuần, bác sĩ có thể đề nghị thai phụ sử dụng phương pháp khâu cổ tử cung – bác sĩ sẽ khâu một dải chỉ chặt xung quanh cổ tử cung để củng cố và giữ cho nó đóng chặt.

Khâu cổ tử cung được thực hiện bằng cách gây mê toàn phần, gây tê cột sống, hoặc gây tê ngoài màng cứng. Bà bầu có thể được về nhà ngay vào ngày hôm đó hoặc ngày kế tiếp. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu nghỉ ngơi trong một vài ngày, trong thời gian này bệnh nhân có thể bị chảy máu nhẹ hoặc co tử cung.

Bác sĩ sẽ thuốc để tránh nhiễm trùng, chuyển dạ sớm, và tiếp tục kiểm tra cổ tử cung của mẹ bầu thường xuyên để xem xét các dấu hiệu thay đổi trong thời gian tiếp theo cho đến khi mũi khâu được cắt ra (thường ở tuần thứ 37). Đến thời điểm đó, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi và chờ quá trình chuyển dạ bắt đầu.

Không kiêng cữ sau sinh, mẹ trẻ hối hận khi nghe bác sĩ nói phải cắt bỏ tử cung
Ban đầu A Lan chỉ thấy cơ thể hơi mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt nhưng không lâu sau cô bắt đầu thấy lưng tê dại và đặc biệt đi tiểu rất buốt.
Phong Thư (Dịch theo Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai biến sản khoa