Hoa tigon không đặc trưng cho mùa nào bởi nó nở quanh năm. Vì là hoa mọc hoang dại nên tigon khá dễ trồng, dễ sinh trưởng trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, đặc biệt ở môi trường đô thị có không khí ô nhiễm, không gian hạn hẹp, đất đai ít dinh dưỡng và ít ánh nắng mặt trời.
Hoa tigon có nguồn gốc từ Mexico, hiện nay cũng được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Đây là dạng cây thân leo, hoa nở có khá nhiều màu sắc khi hồng, tím, trắng,… nên rất phù hợp để trồng ở hàng rào, trước cổng nhà với những ý nghĩa và công dụng vô cùng ấn tượng.
Ý nghĩa và công dụng của hoa tigon
Ý nghĩa
Đối với mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa khác nhau thì tigon hay các màu của hoa lại mang những ý nghĩa riêng biệt.
Với hình của bông hoa tựa như trái tim tan vỡ có giọt máu bật ra, hoa được xem là biểu tượng của sự chia ly, tình yêu tan vỡ. Theo một truyền thuyết, hình dáng của bông hoa tương ứng với câu chuyện nói về nàng Antigone, khi tình yêu bị gia đình ngăn cấm khiến trái tim nàng tan vỡ, để rồi sau đó nàng biến thành hoa. Trong một tình tiết khác, hoa tigon cũng tượng trưng cho lòng hiếu thảo đối với cha, mẹ, tình thương đối với anh, em khi loài hoa mọc trên mộ của cô gái quyên sinh – tên Antigone.
Bông hoa tigon có hình trái tim tan vỡ.
Trong văn hoá Mỹ và Anh, tigon có ý nghĩa thể hiện sự đam mê, thường được dùng để trao đổi như một biểu tượng của tình yêu đích thực. Một số nhóm tôn giáo chọn trồng hoa như một lời nhắc nhở từ bi với con người về sự đau khổ của người khác.
Bênh cạnh đó, hoa tigon có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu lại mang một ý nghĩa:
- Tigôn trắng: Là sự thể hiện tình cảm sáng trong, thuần khiết. Khi tặng hoa cũng như lời nhắc nhở nhẹ nhàng với đối phương rằng bạn đang nhớ nhung và muốn được sớm hội ngộ họ.
- Tigôn hồng: Là biểu tượng cho sự gắn bó thân tình, nỗi nhớ bồi hồi. Việc dành cho một ai đó, một người thân ở xa một giỏ hoa tigon tức là bạn đang muốn nó nhớ họ rất nhiều.
- Tigôn đỏ: Bông hoa này cũng tượng trưng cho khát vọng dâng hiến và đam mê rực cháy.
Công dụng
- Đối với kiến trúc: Tigon có đặc trưng là dây leo bò rộng nên thích hợp để trồng trước của nhà, hàng rào, trên ban công, sân thượng hay trước vòm cửa. Chính là về thế mà có sự xuất hiện của hoa sẽ tạo cảnh quan thơ mộng, rực rỡ; vừa rất đẹp mà lại còn che bóng mát nữa.
- Đối với y học: Hoa tigon được xem như một cây thuốc được sử dụng tại Jamaica. Theo nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của tigon có chứa các hoạt chất như: n-hentriacontane, ferulic acid, 4-hydroxycinnamic acid, quercetin-3-rhamnoside và 3 kaempherol-glucozit, sitosterol, sitosterol-glucozit và d-mannitol… Nó có các đặc tính như giảm đau, chống viêm.
Ở Trinidad và Tobago, tigon được sử dụng cho bệnh tiểu đường, huyết áp thấp và rất tốt cho tim.
Tại Mỹ, người ta đã dùng các bộ phận trừ rễ cây tigon để làm trà thảo dược – còn gọi là trà Antigonon leptopus. Uống loại trà này có thể chống viêm, giảm đau, chống lạnh, chứng bệnh ho, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
Cách trồng cây tigon
Theo đó, có hai cách trồng tigon chuẩn nhất đó là:
Trồng bằng hạt hoặc cây con:
- Người trồng cuốc đất và xới thành từng lỗ
- Gieo hạt hoặc đặt cây con xuống lỗ đó
- Lấp kín đất và tưới nước để làm ẩm.
Trồng bằng phương pháp giâm cành:
- Chọn một cành tigon già, nhiều nhánh và um tùm nhất từ cây gốc
- Chọn phần đất có nhiều chất dinh dưỡng và ẩm ướt để giâm cành cây đó xuống
- Vùi đất lên cao và tưới nước là cây có thể sinh trưởng thành một giàn tigon mới.
Cây hoa tigon giống.
Để đảm bảo dù trồng bằng cách nào, cây tigon cũng phát triển tốt thì đất trồng cũng cần lưu ý, phải nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm và độ pH = 7. Có thể kết hợp đất trồng với tỉ lệ: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali hoặc phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%, phân vô cơ 1%.
Cách chăm sóc hoa tigon nở đẹp
- Ánh sáng: Khi tigon vừa mới được trồng, cây cần được che chắn để không bị ánh nắng quá gay gắt làm khô héo.
- Tưới nước: Đều đặn mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Khi khoảng được 1 tháng, cây đã bắt đầu bén rễ thì chỉ cần tưới nước một lần trong ngày và tưới với lượng vừa đủ để không làm úng rễ cây.
- Bón phân: Sau 10 ngày, cần xới gốc và làm cỏ, làm tơi đất quanh gốc cây. Bên cạnh đó cũng không quên bón phân thúc và rải phân xung quanh gốc.
- Tỉa lá: Tigon là loài hoa nở gần như quanh năm. Vào mùa khô hay đầu mùa xuân, nên tiến hành cắt tỉa lá già đi để tạo điều kiện cho lá non mọc ra nhiều, bởi thông thường, lá già không rụng còn lá non mọc đè lên lá khô sẽ khiến cho giàn cây bị dày, nặng mà không có thẩm mỹ.
Hoa tigon là loài có thân hơi gỗ, cây nhỏ, phát triển tốt tươi quanh năm ở dạng dây leo, bò lan rộng. Ở môi trường tự nhiên, cây có thể đạt tới chiều dài hàng chục mét. Các dây bò sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ, cũng như tuổi thọ cao nên một giàn tigon luôn chằng chịt, khăng khít và dẻo dai. Các tua cuốn phát triển bám và thân khác, giúp cây ngày càng bò lan rộng và lên cao.
Thân cây có màu nâu hoặc xanh lục khi còn non, về già sẽ chuyển thành màu nâm và dẻo dai hơn. Lá tigon mọc rất nhiều quanh dây và thân với hình trái tim, chúng mọc xen kẽ với nhau có cuống dài và thành từng chiếc lá đơn. Lá có màu xanh nhạt, nhọn ở cuối lá, dài khoảng 3 – 4 cm và rộng khoảng 3 cm, nhẵn, nhiều lông, có nhiều đường gân nhỏ.
Hoa tigon có nhiều màu sắc nhưng quen thuộc nhất vẫn là màu hồng, chúng thường nở vào mùa hè, khoảng tháng 4 – tháng 5 thành từng cụm lớn với rất nhiều nhóm nhỏ kết lại. Một cụm hoa có thể dài đến 15cm. Mỗi bông tigon có 5 cánh hài hòa và đẹp mắt
Quả tigon có màu nâu bóng, dạng nón hoặc 3 góc, dài từ 8 – 12 cm và rộng 4 – 7 mm. Thông thường, quả sẽ nằm ẩn trong những phần còn lại của cánh hoa. Quả chín có màu nâu.
Hoa tigon có khả năng thích nghi rất tốt với khí hậu nhiệt đới, chịu hạn tốt và cũng có thể chịu được bán râm nên nếu trồng ở vườn nhà hơi nhỏ, ở trong các khu đô thị thì cây vẫn có thể sinh trưởng, phát triển tốt, tạo cảnh quan hấp dẫn.