Cây trầu bà không chỉ đuổi vận xui cho gia chủ, lọc được cả trăm độc tố gây hại, mà còn có công dụng chữa bệnh thận.
Cây trầu bà có tên khoa học là: Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae, còn có các tên gọi khác là cây sắn dây Hoàng kim, Ma quỷ đằng, Thạch Cam Tử. Đây là loài cây thân cỏ, xanh quanh năm, có tuổi thọ cao. Cây trầu bà hiện nay đã được lai tạo thành nhiều giống khác nhau, nhiều màu sắc và kiểu dáng.
Đây là loại cây cảnh khá quen thuộc đối với mọi người, thường được lựa chọn để trang trí nhà ở hay văn phòng bởi những lợi ích không nhỏ mà chúng đem lại.
Lợi ích không ngờ của cây trầu bà
Các nhà khoa học của NASA (Mỹ) khuyến cáo, với 10m2 diện tích phòng nên có từ 1 đến 2 loại cây thanh lọc không khí giúp cho bạn khỏe mạnh hơn. Cây trầu bà chính là một trong năm loài được cơ quan này công bố có thể hút được vô số các khí độc hại và tạo ra môi trường trong lành, thư giãn.
Cây trầu bà được phong danh hiệu "nhà vô địch" trong các cây nội thất hấp thụ khí độc.
Cây trầu bà có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen,… và chúng được phong danh hiệu "nhà vô địch" trong các cây nội thất hấp thụ khí độc.
Không chỉ như vậy, cây trầu bà còn là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh thận. Bài thuốc này được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền bởi tính an toàn, hiệu quả mà cây đem lại.
Ý nghĩa phong thủy
Về phong thủy, cây trầu bà mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ, giúp cuộc sống gia đình tránh được nhiều vận xui, điều thị phi trong cuộc sống. Do vậy, chúng được mệnh danh là "cây tiền tài".
Cây trầu bà thường được lựa chọn để trang trí nhà ở hay văn phòng bởi những lợi ích không nhỏ mà chúng đem lại.
Vẻ đẹp sang trọng của cây mang đến cho ngôi nhà một nét đẹp độc đáo. Cây thích hợp cho những người quản lý, lãnh đạo, góp phẩn thể hiện ý chí không ngừng vươn lên đỉnh cao.
Cách chăm sóc cây trầu bà theo đúng tiêu chuẩn
- Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát vì trầu bà là cây ưa bóng, phù hợp với cường độ áng sáng trung bình. Trong trường hợp trồng cây trầu bà ở ngoài trời, bạn cần làm mái che, nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết.
Cây trầu bà trồng thành bức tường xanh trang trí nhà rất đẹp.
- Không nên đặt chậu cây trầu bà ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần chỉ mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm trong thời gian khoảng 15-30 phút. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây trầu bà là 15 độ C – 30 độ C. Cây không chịu được lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C.
- Trầu bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.
- Loài cây này ít bị sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có thể mắc một số bệnh phổ biến như: ve, rệp, thối rễ. Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật thông thường để trừ bệnh cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước cho cây để phòng trừ sâu bệnh.