Qua hàng ngàn năm chọn và nhân giống, các loại rau củ quả ngày nay đã rất khác so với tổ tiên của chúng.
Trải qua hàng ngàn năm thuần hóa, các loại rau quả đã được "cải tổ" để phù hợp với hệ tiêu hóa con người.
Trong suốt quãng đường dài đấy, với khoa học kỹ thuật chọn giống tiên tiến, con người đã tạo ra các loại cây trồng khác xa so với tổ tiên của chúng. Thử nhìn tổ tiên của chúng xem bạn có nhận ra chúng là loại rau củ quả nào bạn vẫn thường sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày không nhé.
1. Chuối
Chuối có lẽ là ví dụ điển hình và là tác phẩm xuất sắc của thuần hóa.
Chuối xa xưa có nhiều hạt cứng với đường kính lên tới 6mm.
Trong khi đó, chuối ở thời nay dễ cầm nắm bằng tay, có thể bóc vỏ. So với tổ tiên, chúng có hạt nhỏ hơn nhiều, thơm ngon, nhiều dinh dưỡng.
2. Cà rốt
Cà rốt hoang dã có lẽ được khởi nguồn từ Ba Tư - là loại củ màu trắng hoặc màu tím, có nhiều rễ nhỏ, cứng và đắng hơn so với loại cà rốt mà chúng ta ăn hiện nay.
Trải qua vài thế kỷ thuần hóa, người nông dân đã tạo ra được 1 giống cà rốt có rễ nhỏ, thân màu cam, mùi nồng và ăn được.
3. Cà tím
Cà tím nguyên thủy là một loại cây quả dại màu trắng ngà, xanh, tím vàng, có gai ở cuống hoa... Chúng thường mọc dọc 2 bên đường và là "khắc tinh" với vật nuôi.
Quá trình chọn giống đã loại bỏ phần gai, cho chúng ta ngày nay quả cà lớn hơn, thuôn dài, và có màu tím.
4. Dưa hấu
Loài dưa hấu tổ tiên trước đây có vị đắng, ruột màu trắng, xanh nhạt, xốp, cứng và có các vách ngăn.
Bức họa vẽ về quả dưa hấu vào thế kỷ 17 của họa sĩ Giovanni Stanchi cho thấy quả dưa hấu thời kỳ 1645 - 1672 dù đã lớn lên rất nhiều về kích cỡ nhưng thịt vẫn rất ít và chia thành khoang, hốc chứa hạt.
Sau nhiều quá trình chọn lọc giống, dưa hấu có vị đắng, màu xanh nhạt và cứng này đã chuyển dần thành màu đỏ và nhiều thịt hơn nhờ gen mang màu đỏ được ghép với gen xác định lượng đường.
So với tổ tiên của nó, loài dưa hiện đại đã tăng từ 50 mm đường kính lên 660 mm đường kính.
5. Dâu tây
Dâu tây hoang dã quả nhỏ nhưng thơm ngon với mùi hương rất tinh tế.
Tuy nhiên, sau bao năm tu luyện thuần hóa, dù vẫn có mùi thơm đặc trưng nhưng chúng đã mất dần hương vị, và không còn tuyệt thơm như những người bà con trước đó.
6. Ngô
Tổ tiên của loài ngô có tên Teosinte, dài có khoảng 2,5cm, gần như không thể ăn được. Hạt nó cực kỳ cứng đến nỗi mà người ta phải dùng đá đập nhiều lần thì mới lấy được phần thịt hạch mềm bên trong.
Chỉ khi được thuần hóa sau đó bởi bàn tay của người châu Âu, ngô mới có màu vàng cổ điển, và rồi những giống ngô nhiều màu lấp lánh cũng lần lượt ra đời.
7. Khoai tây
Khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ và được thuần hóa tại nhiều nơi từ Khoa Kỳ cho tới miền Nam Chile.
Trải qua hàng ngàn năm thuần hóa, các loại rau quả đã được "cải tổ" để phù hợp với hệ tiêu hóa con người.
Trong suốt quãng đường dài đấy, với khoa học kỹ thuật chọn giống tiên tiến, con người đã tạo ra các loại cây trồng khác xa so với tổ tiên của chúng. Thử nhìn tổ tiên của chúng xem bạn có nhận ra chúng là loại rau củ quả nào bạn vẫn thường sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày không nhé.