Chúng ta thường chỉ chú ý nguồn nước sạch và lượng nước nạp vào cơ thể mà không biết rằng sử dụng cốc nước sai cách cũng gây ra những hệ lụy xấu đến sức khỏe.
Ngày nay, có rất nhiều loại cốc ra đời với hình dạng, chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, hầu như không ai để ý cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống.
I. Những loại cốc uống nước có thể gây hại cho sức khỏe
1. Cốc dùng một lần có nguy cơ gây ung thư
Đây là loại cốc vô cùng tiện lợi và thường xuyên được sử dụng trong các buổi liên hoan hay được dùng ở những khu vực uống nước công cộng như trường học, bệnh viện,... Nhìn bên ngoài, trông chúng rất vệ sinh và tiện lợi nhưng các nhà bảo vệ môi trường khuyên dùng loại cốc này càng ít càng tốt. Lý do là vì để giữ cho cốc được trắng đẹp, các xưởng sản xuất đã sử dụng rất nhiều huỳnh quang - loại chất có thể gây hiện tượng biến dị tế bào, hình thành nên các khối u hay còn gọi là ung thư. Nếu lấy tay quệt nhẹ vào thành cốc mà thấy đầu ngón tay có màu trắng thì cốc đó là loại kém chất lượng.
Một đặc điểm nên lưu ý, chất liệu của những chiếc cốc này thường rất mềm nên nước nóng có nguy cơ rỉ ra ngoài, gây phỏng tay.
2. Cốc nhựa rất dễ bị nhiễm khuẩn
Chất liệu nhựa thường được thêm nhiều loại chất hóa học trong quá trình sản xuất. Nếu đổ nước nóng vào cốc, chất độc có trong nhựa sẽ dễ dàng bị pha loãng và lẫn vào trong nước. Ngoài ra, nhựa có cấu trúc nhiều lỗ hổng, nếu rửa không sạch vi khuẩn sót lại sẽ dễ dàng sinh sôi.
3. Cốc nhiều màu gây nhiễm độc kim loại
Loại cốc này rất được các bạn trẻ ưa chuộng vì sự đa dạng và bắt mắt. Tuy nhiên, đằng sau màu sắc đẹp đẽ ẩn chứa hiểm họa to lớn, đặc biệt là phần trong của cốc. Khi đổ nước nóng, nước có tính axit hoặc đồ uống có tính kim loại, các nguyên tố kim loại có trong cốc nhiều màu dễ dàng bị hòa tan, tạo thành một thứ hóa chất độc hại cho cơ thể con người.
4. Dùng cốc inox uống cafe tương đương với uống kim loại
Cốc làm từ chất liệu kim loại như inox khá phổ biến vì khả năng giữ nhiệt và làm sạch. Trong điều kiện bình thường, cốc này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cho dung dịch có tính axit như nước cam, chanh hay cafe thì kim loại sẽ được giải phóng, gây kết tủa và tạo ra những chất độc hại.
II. Cách lựa chọn cốc uống nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe
1. Cốc thủy tinh là sự lựa chọn tốt nhất
Chất liệu này không chứa hóa chất hữu cơ trong quá trình nung. Do đó, khi chúng ta dùng cốc thủy tinh uống các loại đồ uống khác nhau thì không phải lo lắng chất hóa học sẽ theo vào trong bụng. Ngoài ra, bề mặt cốc thủy tinh trơn bóng, dễ rửa, vi khuẩn và chất cặn không dễ bám vào cốc nên có thể yên tâm sử dụng chúng một cách an toàn.
Một lưu ý nhỏ với chất liệu thủy tinh là chúng có tính dẫn nhiệt mạnh nên người dùng rất dễ bị bỏng, nếu nhiệt độ nước quá cao cũng có thể khiến cốc bị vỡ.
2. Cốc gốm sứ trắng tinh an toàn lại giữ nhiệt tốt
Cốc sứ trắng, không tráng men là loại cốc an toàn và giữ nhiệt tốt. Do đó, khi muốn uống đồ nóng hoặc nước trà thì nên lựa chọn loại cốc này.
3. Sử dụng cốc nhựa nên chú ý đến tiêu chuẩn QS ở đáy chai
Cốc nhựa có nhiều chất liệu khác nhau, một số có khả năng chịu nhiệt rất tốt. Khi mua, bạn phải nhìn vào tiêu chuẩn QS ở đáy chai, các chữ số khác nhau biểu hiện tính năng khác nhau.
- PET: chủ yếu được sử dụng trong chai nước khoáng và chai nước giải khát. Nhiệt độ cao nhất có thể chịu được là 65 độ C, có thể được sử dụng để uống nước ấm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất dẻo như vậy có thể giải phóng chất gây ung thư sau 10 tháng sử dụng. Tại thời điểm này, nếu bạn sử dụng nó để uống nước nóng, đơn giản là tự ăn chất độc.
- HDP: là chất liệu thường sử dụng làm chai nhựa đựng thuốc hoặc các loại chất làm sạch. Khi dùng hết các chất bên trong, loại chai này rất khó làm sạch, dễ lưu lại các chất tẩy rửa hoặc vi khuẩn, vì vậy không nên tái sử dụng.
- PVC: chủ yếu được sử dụng làm áo mưa, vật liệu xây dựng, hộp nhựa, ... Loại màng nhựa này tương đối sợ nhiệt. Khi gặp nhiệt độ cao và dầu mỡ, rất dễ làm kết tủa các chất có hại vinyl clorua và trong chất hóa dẻo, an toàn khi dùng ở nhiệt độ thấp, tốt nhất không nên mua.
- LDPE: thường thấy là màng bọc thực phẩm, túi nhựa, túi dùng trong y tế… Tuy nhiên chất liệu này khả năng chịu nhiệt cũng không tốt, vì vậy chỉ có thể sử dụng khi uống nước lạnh.
- PP: loại vật liệu này sử dụng để đựng thực phẩm, nó có khả năng chịu nhiệt, chịu tính ăn mòn đều rất mạnh, chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C, do đó đây là loại sản phẩm có thể sử dụng được trong lò vi sóng.
- PS: thường dùng trong cốc sử dụng một lần, hộp, bát đựng mì ăn liền, có tính chịu nhiệt và lạnh tốt, nhưng không để được trong lò vi sóng.
- PC: cũng là loại vật liệu làm cốc uống nước, bình sữa, không nên dùng chai chất liệu PC để đựng nước nóng, và tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời.