Những cặn khoáng dưới đáy làm giảm tốc độ sôi của nước cũng như tuổi thọ của ấm đun nước.
Nước cứng không phải là vấn đề với con người (nghiên cứu chỉ ra rằng lượng khoáng cao có nhiều khả năng mang lại lợi ích sức khỏe hơn so với những nguy hiểm), nó chỉ là một mối phiền toái với ống nước. Khi nước lạnh không phải là một vấn đề, nhưng khi nước được đun nóng, carbon dioxide trong nước bốc hơi và muối canxi cacbonat còn lại. Vì vậy, đó là lí do tại sao có rất nhiều cặn hay đọng lại ở máy giặt, ấm đun nước, phích nước,...
Với việc sử dụng thường xuyên và đều đặn, cặn cứ đọng lại ngày càng nhiều ở đáy và thành ấm đun nước. Ngoài việc gây khó chịu, lớp cặn khoáng này sẽ kéo dài thời gian cần để đun sôi nước và rút ngắn tuổi thọ của bình đun nước.
Làm sạch một ấm đun nước có thể là một nhiệm vụ đầy thử thách. Với các cặn nước, dù bạn có kì cọ mạnh cũng khó có thể rửa sạch khi chúng đã bám vào thành inox. Thay vì cố gắng kì cọ (có thể làm hỏng lớp phủ đặc biệt bên trong thành ấm), một giải pháp có tính axit sẽ nhẹ nhàng làm tan các cặn khoáng, làm cho chúng tan vào nước. Sau đó, bạn chỉ cần rửa sạch và chiếc ấm đun sẽ lại sáng bóng như mới.
Giấm trắng hoặc chanh có chứa axit acetic sẽ giúp nới lỏng các cặn khoáng. Sau khi điền đầy ấm đun với giấm/chanh và nước cất, để nguyên trong một giờ. Nếu ấm đun nước cực kỳ bẩn, bạn cần tăng thời gian ngâm khoảng 30 phút nữa.
Sau một giờ ngâm ấm đun nước, bật bình để đun sôi ấm nước. Sau khi đun sôi, tiếp tục để nguyên hỗn hợp nước ấm có chanh trong bình thêm 20 đến 30 phút. Chúng sẽ tiếp tục nới lỏng các cặn khoáng. Sau khi nước nguội hoàn toàn, rửa lại bằng nước sạch một vài lần. Ấm đun nước của bạn sẽ sạch cặn khoáng mà còn thơm mùi chanh.
Tự chế dung dịch giấm chanh rửa sạch rau phun hóa chất Mẹo dùng chanh đuổi gián, sạch bình trà, tẩy vết mực 6 vị trí không bao giờ được đụng vào giấm trong nhà |