Nếu bạn chọn sai loại đèn trần, phong cách của toàn bộ ngôi nhà có thể bị ảnh hưởng, khiến việc kết hợp và trang trí nội thất sau này trở nên rất lúng túng hoặc không phù hợp, độ sáng trong nhà không tốt.
Đèn trần hay còn gọi là đèn ốp trần, là loại đèn chiếu sáng phổ biến được ốp nổi trên bề mặt trần nhà. Đây là một vật dụng quan trọng có công dụng chiếu sáng và trang trí nội thất.
Vì vậy, việc lựa chọn đèn trần rất quan trọng trong việc trang trí nhà cửa, bởi nó không chỉ dùng để chiếu sáng mà còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Nếu bạn chọn sai loại đèn trần, phong cách của toàn bộ ngôi nhà có thể bị ảnh hưởng, khiến việc kết hợp và trang trí nội thất sau này trở nên rất lúng túng hoặc không phù hợp, độ sáng trong nhà không tốt.
Và tôi phải thay đèn trần 3 lần mới nhận ra, mua vật dụng này nên tuân theo quy tắc “5 không mua – 5 mua” sau đây.
1. Chọn quang phổ toàn phần, không chọn đèn tách phổ
Đèn quang phổ toàn phần vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Trước đây, khi mua đèn, tôi thường chỉ chú ý đến kiểu dáng và độ sáng mà không hề biết đến khái niệm này. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, tôi đã hiểu rõ hơn về đèn quang phổ toàn phần.
Đơn giản mà nói, ánh sáng mặt trời chính là ánh sáng quang phổ toàn phần, bao gồm các thành phần như tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại. Khi một chiếc đèn có khả năng phát ra đồng thời tất cả các loại ánh sáng này, nó được coi là đèn quang phổ toàn phần. Điều này có nghĩa là ánh sáng của nó tương tự như ánh sáng tự nhiên, giúp tái tạo màu sắc của các vật thể một cách chân thực nhất.
Với những ưu điểm vượt trội, đèn quang phổ toàn phần đang trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều người tiêu dùng, mang lại ánh sáng gần gũi và tự nhiên như ánh sáng mặt trời nên khá dịu mắt. Ngược lại, đèn tách phổ có ánh sáng khá khó chịu nên sẽ không thích hợp sử dụng để thắp sáng trang trí.
2. Chọn đèn có chỉ số hoàn màu cao, không chọn chỉ số thấp
Khi lựa chọn đèn trần, chỉ số hoàn màu (CRI) là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Chỉ số này phản ánh độ bão hòa màu sắc mà ánh sáng có thể mang lại. Đèn có chỉ số hoàn màu càng cao, màu sắc của vật thể càng trở nên sống động và chân thực.
Thông thường, nhiều người cho rằng chỉ số hoàn màu trên 80 là đủ, nhưng thực tế, con số này vẫn chưa thực sự tối ưu. So với những đèn trần có chỉ số hoàn màu trên 90, những sản phẩm chỉ đạt 80 sẽ có màu sắc kém sinh động hơn nhiều, không thể hiện được vẻ đẹp thực sự của vật thể.
3. Chọn đèn không nhấp nháy, không chọn đèn nhấp nháy
Khi chọn mua đèn trần, người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề nhấp nháy (tần số nhấp nháy) của đèn. Nhấp nháy là hiện tượng ánh sáng thay đổi cường độ một cách nhanh chóng, và khi tần số nhấp nháy vượt quá hoặc thấp hơn một ngưỡng nhất định, nó có thể gây khó chịu cho mắt. Những triệu chứng như đau đầu và mệt mỏi thị giác cũng có thể xuất hiện.
Mặc dù một số nhà sản xuất quảng cáo rằng sản phẩm của họ hoàn toàn không nhấp nháy, nhưng với công nghệ hiện tại, điều này là khó khả thi. Theo các chuyên gia, tần số nhấp nháy an toàn nên đạt từ 3125Hz trở lên.
4. Chọn đèn có ánh sáng dịu, không chọn đèn ánh sáng chói mắt
Khi chọn đèn chiếu sáng, người tiêu dùng nên ưu tiên lựa chọn những loại đèn có ánh sáng mềm mại, tránh những loại đèn quá chói mắt. Dù là đèn trần, đèn đứng hay đèn treo, ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp bảo vệ mắt, không gây khó chịu khi xem tivi hay đọc sách.
Sống lâu trong ngôi nhà được lắp đèn có ánh sáng chói mắt có thể dẫn đến tình trạng mỏi mắt và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, trừ khi có lý do đặc biệt, người tiêu dùng nên tránh xa những loại đèn có ánh sáng quá chói.
5. Chọn đèn liền mạch, không chọn đèn có khe hở
Khi chọn đèn trần, bạn nên ưu tiên những mẫu đèn không có khe hở. Mặc dù được gọi là đèn trần, không phải tất cả các loại đèn đều có thể lắp đặt khít với trần nhà.
Những mẫu đèn có khe hở ban đầu có thể sẽ không có vấn đề gì, nhưng theo thời gian, bụi bẩn sẽ tích tụ trong các khe này, gây khó khăn trong việc vệ sinh. Do đó, khuyến nghị nên chọn những loại đèn trần vừa vặn với trần nhà, không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu vấn đề bụi bẩn.
Xem thêm: Không phải bếp gas hay bếp từ, đây mới là loại bếp được ưa chuộng hiện nay