Lựa chọn giống cây tốt hứa hẹn đem đến cho bạn một vụ mùa bội thu.
Để có thể bắt đầu trồng rau sạch tại nhà, bạn phải tính toán rất nhiều vấn đề, từ việc lên kế hoạch trồng vườn ra sao cho đến thiết kế một khu vườn như thế nào. Tất cả công đoạn trên cần được tính toán cẩn thận để bạn có thể sở hữu một vườn rau rau thực sự tuyệt vời, đảm bảo chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu rau xanh cho gia đình.
Chọn giống, chăm sóc, bón phân chính là những yếu tốt quan trọng quyết định sự thành công của một vườn rau. Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề này. Vì thế, hãy cùng Nhà đẹp tìm hiểu kỹ hơn các công đoạn trên để xóa tan đi mọi bỡ ngỡ, lo lắng của người mới bắt đầu.
1. Chọn giống
Khi bạn bắt đầu công việc chọn giống, có thể bạn sẽ nhận ra rằng các lựa chọn cho một vườn rau thực sự là vô tận. Có tới hàng ngàn các giống thực vật khác nhau, ngay cả cà chua thôi cũng có nhiều loại lắm rồi.
Bạn không bao giờ phải lo lắng xem chọn giống rau, củ nào để trồng vì chúng vô cùng phong phú.
Khi chọn giống, bạn hãy thật chú ý tới những mô tả, chỉ dẫn trong cửa hàng hoặc trên nhãn, bao bì. Mỗi loại khác nhau sẽ có sự khác biết nho nhỏ. Một số giống cây nhỏ thích hợp trồng trong khu vườn nhỏ hoặc trong chậu. Một số giống cây khác có khả năng kháng bệnh tốt, tăng năng suất, dễ dàng thích nghi với thời tiết và nhiều ưu điểm tốt sẽ rất phù hợp trồng trong khu vườn lớn.
Chỉ nên trồng 2 - 3 giống cây một lần.
Chỉ cần dành vài ba phút để nghĩ về loài rau củ yêu thích, bạn dễ dàng liệt kê ra một danh sách dài những cái tên hấp dẫn của chúng. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là hãy thu hẹp sự lựa chọn lại trong khoảng 2 – 3 giống cây mỗi lần sẽ mang tới nhiều hứa hẹn hơn. Bằng cách này, nếu một giống cây không phát triển tốt, bạn sẽ có một loại khác để thay thế. Năm sau, bạn tiếp tục trồng những giống cây tốt và thử thêm cả những giống cây mới.
2. Chăm sóc và bón phân
Hầu hết các loại cây rau củ đều thích sống trong môi trường đất ẩm, nhưng không phải là quá nhiều. Lượng nước từ 2 – 3 cm mỗi tuần là đủ nếu trời không có mưa hoặc bạn trồng chúng ở nơi có mái che.
Khi bề mặt của đất trồng có hiện tượng hơi khô, bạn nên tưới nước cho chúng. Đối với các loại cây nằm sâu trong đất, bạn chỉ cần tưới nước 1 – 2 lần mỗi tuần. Nhưng nếu bạn trồng theo cách dựng khung hoặc trồng trong các chậu, khả năng thoát nước của đất cao hơn nên đòi hỏi bạn phải tưới nước hàng ngày.
Hầu hết các loài thực vật đều ưa đất ẩm nên bạn cần phải tưới nước thường xuyên cho chúng. Nhưng không nên tưới quá nhiều để tránh cây trồng bị ngập úng.
Cỏ dại luôn là mối đe dọa đáng ghét với các loại rau củ trong vườn bởi chúng tranh giành nguồn nước và cả chất dinh dưỡng. Vì thế, việc loại bỏ chúng là rất quan trọng. Có nhiều công cụ giúp bạn nhổ cỏ như cuốc, bay, thậm chí là bằng tay.
Thường xuyên xới bề mặt đất cũng là một cách để các hạt giống cỏ dại không còn cơ hội phát triển. Đối với khu vườn lớn, bạn có thể phủ một lớp rơm lên bề mặt đất xung quanh những cây trồng, cách này vừa giữ nước vừa giảm thiếu khả năng phát sinh cỏ dại.
Để các loại rau, củ phát triển tốt nhất, chú ý nhổ cỏ ngay khi chúng xuất hiện.
Cỏ dại là mối đe dọa lớn với cây thực vật vì chúng "tranh giành" nước và chất dinh dưỡng trong đất.
Công việc bón phân rất quan trọng để tối đa hóa sản lượng cây trồng. Những người trồng vườn hữu cơ có thói quen bón phân trong thời gian gieo trồng và sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, hầu hết những người trồng vườn nên cân nhắc việc sử dụng một gói phân bón sao cho hiệu quả. Thực hiện theo đúng chỉ dẫn trên bao bì, không nên bón nhiều phân bón hơn so với nhu cầu của cây, điều này có thể làm giảm năng suất cây trồng.
Cách bón phân tốt nhất là chọn loại phân bón phù hợp và bón vừa đủ với nhu cầu của từng loại rau, củ bạn đang trồng.
Chọn loại phân bón không phù hợp và bón phân quá nhiều cũng làm giảm năng suất cây trồng.
3. Thu hoạch
Sau công sức chăm sóc cho khu vườn hay những chậu cây, thu hoạch chính là công đoạn được mong chờ nhất. Có rất nhiều loài rau có thể thu hoạch trong nhiều giai đoạn, ví dụ như rau diếp, bạn có thể vặt chúng vào bất kỳ khi nào bạn muốn. Phần gốc còn nằm trong đất thì chúng sẽ tiếp tục phát triển. Đối với các loài cây ra quả như bí đỏ, bí xanh và dưa chuột, bạn có thể thu hoạch khi chúng đang non hoặc chờ đến khi chúng đủ lớn.
Nguyên tắc thu hoạch phổ biển là nếu quan sát các cây trồng, các loại quả thấy chúng đã lớn đủ ăn thì hãy thử thu hoạch một ít.
Bí ngòi, dưa chuột có thể thu hoạch ngay cả khi đang non bởi vì chúng có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon lành mà không cần chờ tới lúc "già".
Cà tím là loại cây thân nhỏ rất thích hợp trồng trong chậu. Cà tím thì chỉ nên thu hoạch khi chúng đã già. Quan sát thấy phần cuống chuyển sang màu đậm có thể bứt xuống.
Cà chua thường vươn rất cao vì thế bạn nên dựng thêm dàn xung quanh chúng vừa giúp thân cây vươn thẳng, vừa chống đỡ những chùm quả sau này. Bạn có thể thu hoạch cà chua khi chúng đang "ương" hơi có màu da cam hoặc để chín cây.
Đối với rau cải ngọt thì bạn thích lúc nào cũng có thể thu hoạch chúng.
Không giống như các loại rau thơm khác, rau xà lách không có khả năng sinh trưởng lại, do đó, bạn nhổ cả rễ của chúng lên khi thu hoạch.