Đôi khi, cách bố mẹ yêu thương con không phù hợp sẽ tạo ra hệ lụy cho cả quá trình trưởng thành sau này.
Con cái lớn lên sẽ có cuộc sống và lập gia đình riêng. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rằng quá trình nuôi dạy không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho trẻ những điều kiện vật chất tốt, mà còn phải chuẩn bị những kỹ năng sống cần thiết để tự lập và đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng. Theo một cuộc khảo sát mới đây tại Trung Quốc, có hơn 60% bố mẹ mắc phải 2 sai lầm khi dạy con.
Có 2 cách yêu thương của bố mẹ vô tình ảnh hưởng quá trình trưởng thành của con
Tiếp tục nuôi dạy con như “những đứa trẻ”
Nhiều phụ huynh vẫn thường có xu hướng nghĩ rằng con mình vẫn còn nhỏ, ngay cả khi trẻ đã trưởng thành hoặc lập gia đình. Điều này xuất phát từ tình yêu thương, thói quen chăm sóc mà bố mẹ đã duy trì từ khi còn bé.
Tuy nhiên, khi tuổi tác của trẻ ngày càng tăng, việc giao cho trẻ những trách nhiệm và khả năng nhất định là vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên bắt đầu hạn chế việc chăm sóc tận tâm như trước đây để tạo không gian cho trẻ phát triển độc lập.
Chẳng hạn, khi trẻ bắt đầu đi học, bố mẹ thường đảm nhận rất nhiều công việc như giặt giũ, gấp chăn, nấu nướng và chuẩn bị mọi thứ cho trẻ. Nhưng khi trẻ đã trưởng thành, bố mẹ cần phải để con tự mình thực hiện một số công việc cần thiết.
Ngoài ra, nếu bố mẹ cứ tiếp tục nuôi dạy con cái như những đứa trẻ, một ngày nào đó, kh không còn khả năng làm những công việc này hoặc làm không tốt, trẻ sẽ cảm thấy bất mãn và thường xuyên phàn nàn về sự thiếu hụt chăm sóc.
Tiếp tục nuôi dạy con như “những đứa trẻ”.
Can thiệp quá mức vào thói quen hàng ngày
Nhiều phụ huynh thường can thiệp quá mức vào thói quen sinh hoạt của con, như ăn, ngủ... với quan niệm rằng trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, nên bất kỳ hành động nào khác biệt so với cách của mình đều là sai lầm. Họ thường lo lắng rằng nếu không kiểm soát mọi thứ, trẻ sẽ không thể phát triển đúng cách hoặc thậm chí gặp phải những rắc rối trong cuộc sống.
Tuy nhiên, bố mẹ cần nhận thức rằng cuộc sống hiện tại đã khác xa so với vài chục năm trước. Áp lực mà trẻ phải đối mặt, từ việc học tập đến những mối quan hệ xã hội, đã có nhiều thay đổi. Môi trường sống ngày nay không chỉ đa dạng mà còn phức tạp hơn, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thông tin. Chính vì vậy, việc can thiệp quá mức vào thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể vô tình cản trở trẻ phát triển tính tự lập và khả năng tự giải quyết vấn đề.
Trẻ cần có không gian để học hỏi từ những sai lầm của mình. Việc cho phép trẻ thử nghiệm và khám phá sẽ giúp chúng xây dựng sự tự tin và rèn luyện kỹ năng ra quyết định. Nếu bố mẹ luôn can thiệp và điều chỉnh mọi thứ, trẻ sẽ không có cơ hội để phát triển khả năng thích ứng và độc lập cần thiết cho cuộc sống sau này.
Hơn nữa, việc bố mẹ giữ kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến những mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình. Trẻ có thể cảm thấy không được tôn trọng và từ đó hình thành tâm lý phản kháng.
Vậy bố mẹ nên làm thế nào để tạo ra môi trường phát triển tính cách lành mạnh cho trẻ?
Hãy là chính mình và có ý thức về ranh giới
Khi trẻ đã trưởng thành và có sự nghiệp riêng, xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ về quan điểm và cách thức sống.
Điều này thể hiện lòng tin, mang lại cho trẻ không gian cần thiết để phát triển tư duy độc lập. Khi được khuyến khích tự do thể hiện bản thân, trẻ sẽ có cơ hội khám phá, học hỏi và trưởng thành một cách toàn diện hơn.
Hãy là chính mình và có ý thức về ranh giới.
Thực tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường có xu hướng kỳ vọng, cho rằng khi trẻ đạt được tiêu chuẩn này, mới có thể phát huy tối đa tiềm năng và tự thực hiện cuộc sống theo cách mà mình mong muốn. Tuy nhiên, điều này vô tình áp lực.
Việc tôn trọng ý kiến và lựa chọn của con giúp xây dựng lòng tin, tạo ra một môi trường tích cực cho sự phát triển cá nhân. Khi trẻ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, sẽ dũng cảm hơn trong việc theo đuổi đam mê và ước mơ.
Hãy tôn trọng nhau
Đôi khi, những quan điểm và ý kiến giữa trẻ và bố mẹ có thể xảy ra sự bất đồng. Trong những tình huống như vậy, nếu không thể thuyết phục được, bố mẹ nên tránh việc tiếp tục tranh luận một cách lý trí về sự đúng sai. Thay vào đó, điều quan trọng là hãy lắng nghe và tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ của trẻ.
Khi nhận thấy rằng quan điểm của con cái khác biệt với ý kiến của mình, bố mẹ cũng nên dành một chút thời gian để tự suy ngẫm. Cần xem xét xem liệu quan điểm của mình có thực sự phù hợp với góc nhìn của con hay không. Thay vì chủ quan cho rằng mình luôn đúng, bố mẹ nên mở lòng để tiếp nhận những góc nhìn mới mẻ từ thế hệ trẻ.
Việc này giúp xây dựng một bầu không khí giao tiếp tích cực trong gia đình, khuyến khích trẻ em cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe.
Hãy tôn trọng nhau.
Hãy khẳng định hơn
Những lời khẳng định và khen ngợi giúp trẻ tự tin hơn, thúc đẩy sự phát triển tích cực trong tâm lý và nhân cách.
Khi trẻ nhận được sự khen ngợi từ bố mẹ, sẽ cảm thấy bản thân có giá trị và được công nhận. Sự tự tin này sẽ theo trẻ trong suốt quá trình trưởng thành, dám thể hiện bản thân và đối mặt với thử thách.
Khi trẻ biết rằng những nỗ lực của mình được ghi nhận, sẽ có động lực để cố gắng hơn trong tương lai.