Có 3 cách giúp trẻ rèn luyện tính tự giác, hình thành tâm lý vượt khó, nâng cao tự tin trong học tập lẫn cuộc sống
Một số trẻ không có sự thay đổi lớn nào mặc dù học tập rất chăm chỉ? Điều này có thể xuất phát từ việc trẻ chưa có bản lĩnh và thái độ vượt qua khó khăn để bộc lộ thế mạnh, tài năng...
Các chuyên gia giáo dục gợi ý, có 3 cách giúp trẻ rèn luyện tính tự giác, hình thành tâm lý vượt khó, nâng cao tự tin trong học tập lẫn cuộc sống. Bố mẹ nên tham khảo.
Bỏ phần thưởng vật chất
Nhiều phụ huynh có xu hướng thưởng cho con đó khi trẻ hoàn thành được yêu cầu. Nhưng thực tế, phần thưởng là con dao hai lưỡi. Cũng như mong muốn thay đổi theo độ tuổi, nhu cầu vật chất của trẻ cũng sẽ trở nên kém hiệu quả.
Khi đến ngày giải thưởng không còn hấp dẫn, trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển và trở nên tốt hơn. Khi trẻ đã hình thành tư duy khen thưởng, không có phần thưởng, ý nghĩa của hành động sẽ mất đi.
Bố mẹ nên cân nhắc khi dùng vật chất làm phần thường cho trẻ.
Đây là mặt trái của các phần thưởng vật chất, tuy khuyến khích trẻ nhưng cũng làm suy yếu động lực nội tại cho đến khi trẻ không còn thích, không hứng thú và không muốn làm việc chăm chỉ.
Nếu bố mẹ muốn con lấy lại động lực vào lúc này thì việc bỏ đi những phần thưởng vật chất là bước đầu tiên.
Bố mẹ có thể nói với con: “Làm tốt việc này chính là thể hiện khả năng của con”.
Đồng thời cần để trẻ hiểu rằng: “Điều mọi người đánh giá cao là thái độ làm việc chăm chỉ và tiến bộ của con”. Sự tự tin cũng là động lực quan trọng giúp trẻ phát triển bản thân.
Đánh giá cao sự tiến bộ của con
Việc đánh giá chi tiết sự tiến bộ của trẻ mang lại nhiều lợi ích vô cùng quý giá. Đây chính là cơ hội để bố mẹ nhận ra những điểm mạnh, thành tích, từ đó có những lời khen ngợi, khuyến khích xứng đáng.
Khi trẻ được công nhận và cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân, sẽ tạo nên nguồn động lực, tự tin. Trẻ sẽ có cái nhìn tích cực hơn về bản thân, tin tưởng rằng "Mình có thể" và "Mình có thể đạt được điều đó". Niềm tin và quyết tâm này sẽ là nguồn sức mạnh giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn, thách thức phía trước.
Việc đánh giá chi tiết sự tiến bộ của trẻ mang lại nhiều lợi ích.
Hơn nữa, việc nhận được sự ghi nhận, đánh giá tích cực từ bố mẹ sẽ tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho trẻ. Nhằm cảm nhận yêu thương, khích lệ và tự hào về bản thân. Những điều này chính là nền tảng vững chắc để trẻ tiếp tục phát triển toàn diện, vươn tới những thành tích cao hơn.
Đây cũng là cơ hội để bố mẹ và con cùng nhau chia sẻ, thấu hiểu, gắn kết hơn. Đó chính là chìa khóa để con đường phía trước của trẻ luôn tươi sáng, bằng phẳng.
Bố mẹ giữ được sự tự tin trước con trẻ
Để đi từ thất bại đến thành công phải mất một quá trình, việc giúp trẻ hình thành tâm lý “vượt khó” cũng vậy.
Trong giai đoạn này, bố mẹ kiên nhẫn và chờ đợi hơn, đồng thời vẫn giữa được sự tự tin trước mặt trẻ.
Bố mẹ nên kiên nhẫn, chờ đợi và tin tưởng vào con trẻ nhiều hơn.
Để đạt được mục đích này, một chuyên gia gợi ý 3 cách sau:
- Bố mẹ phải hoàn thành hai điều kiện cơ bản là bỏ phần thưởng vật chất và bắt đầu đánh giá cao sự tiến bộ của trẻ.
- Bố mẹ không dành thời gian cùng con đọc sách, phát triển sở thích cá nhân...
- Hãy đặt những thành tích cả nhà đã đạt được ở nơi dễ thấy, ví dụ như bàn học...
Khi không bị so sánh, thái độ học tập của trẻ có thể trở nên tích cực và nhiệt tình hơn. Mọi sự tự tin đều được tích lũy từng chút một. Sự nỗ lực, hy vọng và cảm giác thành tựu của trẻ cũng vậy.
Những điều bố mẹ nên làm là kiên nhẫn, chờ đợi và tin tưởng vào con trẻ nhiều hơn.