3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại

Thi Thi - Ngày 08/11/2023 14:10 PM (GMT+7)

Bố mẹ được khuyên nên hạn chế nói 3 câu sau đây với con, bởi có thể khiến trẻ chán nản và nổi loạn hơn.

3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại - 1

Bố mẹ đều mong muốn con mình lớn lên hạnh phúc, an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, đôi khi trẻ ngỗ nghịch, nhiều trường hợp phụ huynh không kìm nén được cơn giận mà quát mắng con. 

Một phần nguyên nhân trẻ không vâng lời có thể ảnh hưởng từ lời nói, cách bố mẹ giao tiếp với con chưa phù hợp. Đặc biệt là khi bố mẹ thường xuyên nói 3 câu này, vô tình khiến trẻ chán nản và nổi loạn hơn.

3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại - 2

“Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi?”

Chúng ta hãy hình dung ra tình huống người mẹ đang sắp xếp sách giáo khoa và huyên thuyên không ngừng: “Mẹ đã bảo con bao nhiêu lần rồi, khi về nhà đừng bật TV, hãy làm bài tập trước". 

Trong khi đó, đứa đang nằm trên sofa, nhìn chằm chằm vào TV không chớp mắt, thỉnh thoảng lại vẫy tay bảo mẹ đi ra ngoài đừng cản tầm nhìn. Lúc này người mẹ càng tỏ ra giận dữ và buông thêm nhiều lời cằn nhằn.

Thực tế, những lời như “Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi?” dễ khiến đứa trẻ sinh ra tâm lý chống đối, giả vờ như chưa nghe thấy.

Có một hiệu ứng trong tâm lý học được gọi là “Hiệu ứng xuyên giới hạn”. Nghĩa là, nếu bố mẹ nói những điều không hay quá nhiều lận hoặc quá lâu, sẽ khiến trẻ trở nên thiếu kiên nhẫn, càng muốn làm điều gì đó khác biệt để bố mẹ tức giận.

Chuyên gia tâm lý khuyên rằng, bố mẹ tốt hơn là thay đổi phương pháp, vẫn áp dụng kỷ luật nhưng tránh lặp lại lời nói nhiều lần.  

Ví dụ, nếu bố mẹ không muốn trẻ xem TV ngay khi về nhà, hãy thỏa thuận với trẻ làm xong bài tập về nhà xong, sẽ được tự do giải trí. Hoặc khi trẻ đã xem TV, mẹ nên nói một cách kiên quyết nhưng nhẹ nhàng: “Con có thể xem TV ngay khi làm xong bài tập về nhà”.

Lưu ý rằng từ "ngay khi..." được dùng ở đây thay vì "Con không được phép xem TV cho đến khi làm xong bài tập về nhà".

Bởi vì bố mẹ đang trao cho trẻ cơ hội để lựa chọn, trẻ có thể chọn hoàn thành bài tập về nhà thật nhanh và sau đó tận hưởng thời gian vui chơi, hoặc có thể trì hoãn làm bài tập nhưng kết quả là sẽ bỏ lỡ thời gian xem chương trình mình yêu thích. 

Hai cách biểu đạt này sẽ mang đến cho trẻ những cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Bố mẹ được khuyên nên nói ít, làm nhiều, dùng hành động để hướng dẫn thay vì cằn nhằn.

3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại - 3

3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại - 4

"Tại sao con lại phạm lỗi lần nữa?"

Không ít bố mẹ thường hỏi những câu như “Sao con không xếp quần áo?” “Sao con không cất đồ đi?”, kèm theo cơn giận đang dâng lên trong lòng.

Theo góc nhìn tâm lý, mặc dù bố mẹ nghĩ rằng đang cho trẻ lời khuyên, nhưng đối với trẻ những gì nghe được rõ ràng là lời buộc tội. Bởi vì các câu hỏi này thường chứa đựng sự bất mãn và chỉ ra sai lầm của đối phương. 

Đôi khi bố mẹ cảm thấy đã che giấu rất tốt vì không trực tiếp la mắng hay chỉ trích con. Nhưng trên thực tế, những cảm xúc giận dữ đó rất dễ bị trẻ phát hiện, trẻ dần phát triển tâm lý nổi loạn. Bố mẹ có thể sử dụng câu như  "Mẹ hiểu..." "Mẹ cảm thấy..." "Mẹ hy vọng..." để giao tiếp.

Ví dụ, trẻ không đóng cửa mỗi lần vào phòng, lúc bố mẹ có thể nói: "Lần sau con ra khỏi phòng thì giúp mẹ đóng cửa nhé! Mẹ cảm thấy không thoải mái nếu cửa bị mở toang như thế".

Khi bố mẹ nhờ trẻ giúp đỡ điều gì đó, sẽ mang lại cho trẻ cảm giác thành tựu và giá trị, từ đó cũng thoải mái, vui vẻ hoàn thành công việc. Cách này hiệu quả hơn nhiều so với việc áp đặt các câu hỏi.

3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại - 5

3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại - 6

"Mẹ đã nói không là không"

Trẻ từ 2 tuổi khả năng nhận thức dần phát triển, nên thường muốn hành động và khám phá thế giới theo cách riêng của mình.

Các chuyên gia cho biết, lúc này nếu bố mẹ thường xuyên nói “Không thể”, “Không được”,… vô tình làm hạn chế khả năng tư duy và phát triển của trẻ..

Cohen, tác giả cuốn “Game Power”, chia sẻ câu chuyện vào một ngày, ônh và một người bố khác đưa con gái đi chơi, họ nhìn thấy một chiếc bè tre bên bờ ao. Hai bé gái muốn trèo lên đó, nhưng Cohen vô thức ngăn cản: "Các con không được phép chơi trên bè này"

Nhưng người bố kia động viên: "Được rồi, nhưng trong hai cô bé có ai nói cho ta biết là nên tháo dây buộc chiếc bè này như thế nào không?". Bởi rõ ràng chiếc bè được cột lại với sợi dây lớn và chắc chắn, với đứa trẻ 3 tuổi thì khó tự mình mở mà không có sự trợ giúp.

Khi trẻ có nhu cầu khám phá điều mới, bố mẹ thường vô thức ngăn lại, nhưng thực tế tò mò là nhu cầu cơ bản để trẻ phát triển tư duy, khả năng nhận thức.

Mặc dù trong vài tình huống có thể ảnh hưởng đến an toàn của trẻ, nhưng nếu được bố mẹ hướng dẫn và giám sát, đây chính là cơ hội quý báu để trẻ học hỏi. 

3 câu nói dễ làm trẻ tổn thương, nhất là câu cuối vô tình khiến con cãi lại - 7

3 câu nói cửa miệng như xát muối vào con, nhiều bố mẹ Việt vẫn đang dùng hàng ngày
Một số bố mẹ thường xuyên sử dụng 3 câu này, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đánh mất tự tin, vô tình làm hỏng tương lai sau này.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học