Từ 0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển cuộc đời của bé, vì vậy việc giáo dục sớm cho bé ở thời điểm vô cùng quan trọng.
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trước khi con đi nhà trẻ, chỉ cần con ăn ngon, ngủ khỏe là bố mẹ đã thành công. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bên cạnh việc chăm sóc cho hoạt động thường ngày của trẻ, bố mẹ không nên bỏ qua vấn đề giáo dục sớm.
Từ 0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển cuộc đời của bé, vì vậy việc giáo dục sớm cho bé ở thời điểm vô cùng quan trọng. Ngay từ những ngày đầu tiên con chào đời, các bà mẹ hãy xây dựng cho con một nền giáo dục khoa học, đúng đắn và hợp lý.
Nắm vững mã tăng trưởng của bé 0-3 tuổi là vô cùng quan trọng. Nhưng nhiều bố mẹ lần đầu có con, chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con thường lo lắng về vấn đề giáo dục sớm. Trên thực tế, khi trẻ từ 0 đến 3 tuổi, có rất nhiều việc mà bố mẹ có thể hướng dẫn.
Trẻ 1 tuổi: Vun đắp cảm giác an toàn
Trẻ 1 tuổi về cơ bản đã có thể tự đi, và có thể nói những từ đơn giản như “Bố, mẹ”. Khi được sinh ra, bé sẽ bắt đầu tiếp xúc với những yếu tố như ánh sáng, âm thanh,... Trong những năm đầu đời, đặc biệt là từ sơ sinh cho đến 1 tuổi, bố mẹ cần quan tâm để bé cảm nhận được tình cảm.
Vì thời điểm này trẻ chỉ có thể nói bập bẹ một số từ đơn giản và nhận ra các âm thanh quen thuộc, nên sự quan tâm, chăm sóc của bốa mẹ sẽ là yếu tố quyết định đến tâm sinh lý của trẻ.
Từ 0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển cuộc đời của bé, vì vậy việc giáo dục sớm cho bé ở thời điểm vô cùng quan trọng.
Có thể nói tâm lý của trẻ trong giai đoạn này khá nhạy cảm. Một môi trường sống vui vẻ có đầy đủ tình cảm của người thân sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và phát triển toàn diện hơn.
Khi cảm thấy an toàn, trẻ sẽ tự do phát triển, kiểm soát ranh giới và khám phá điều mới mẻ. Nếu không, trẻ sẽ bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi và lo lắng. Trong trường hợp bố mẹ không đủ quan tâm, trẻ cũng sẽ nhận ra điều đó vì có cảm giác bỏ rơi.
Ở giai đoạn này, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện, bầu bạn, bồi dưỡng cho trẻ tình cảm gia đình, để trẻ cảm nhận đủ tình mẫu tử, và tình yêu thương của bố mẹ. Từ đó, phát triển cảm xúc theo hướng tích cực, lạc quan.
Trẻ 2 tuổi: Dạy trẻ biết cách sẻ chia
Trẻ 2 tuổi dần học hỏi tất cả mọi thứ xung quanh thông qua giao tiếp và vui chơi hàng ngày. Trong giai đoạn này, tính cách của con cũng có chút thay đổi và dần trở nên bướng bỉnh, khó nghe lời bố mẹ hơn. Vì vậy, bố mẹ cần dạy con nhiều thứ và chọn lọc cách dạy phù hợp.
Ở giai đoạn này, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều trẻ bắt đầu có xu hướng chiếm hữu cao, có thể giằng co với bạn bè để dành đồ chơi, không muốn chia sẻ bất cứ thứ gì với người khác. Điều này khiến bố mẹ lo lắng con có thể trở nên ích kỷ.
Để có thể kết bạn cũng như duy trì tình bạn, đó là đức tính mà trẻ nhỏ cần được học và rèn luyện. Chia sẻ còn giúp trẻ có thể hợp tác với những người bạn khác trong việc vui chơi, học tập và sau này là sống và làm việc trong cộng đồng.
Dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi là cách tốt để con nhận thức được về sự thỏa hiệp và công bằng.
Do đó, ở giai đoạn này hãy dạy trẻ học cách chia sẻ với những người khác, để khi bước vào môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học... trẻ sẽ dễ dàng thích ứng và xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt hơn.
Khi được dạy về sự chia sẻ, trẻ sẽ nhận thức được về sự thỏa hiệp và công bằng cũng như giúp trẻ học được rằng nếu trẻ biết cho đi thì sẽ nhận lại được.
Đồng thời, trẻ cũng học được cách đàm phán, thay phiên (hay chờ tới lượt) và làm thế nào để đối phó với sự thất vọng.
Ngoài ra, trẻ 2 tuổi bắt đầu thích hát, thích thú với những trang sách, truyện cổ tích. Vì vậy, bố mẹ nên tận dụng thời điểm này để dạy trẻ biết cách biểu đạt cảm xúc của mình bằng lời nói, điều này sẽ ảnh hưởng một cách tinh tế đến việc hình thành tính cách sau này của trẻ.
Trẻ 3 tuổi: Trau dồi óc sáng tạo, một năm phát triển trí tuệ vượt bậc
Trẻ 3 tuổi đã có cá tính riêng, có trẻ năng động thích giao tiếp, trong khi đó một số bé thiên hướng yếu đuối. Giai đoạn này trẻ phát triển tay chân linh hoạt hơn trước và có hứng thú với đồ chơi.
Bố mẹ nên tận dụng tốt khoảng thời gian này để trau dồi khả năng sáng tạo của trẻ và để trẻ phát huy hết tài năng của mình từ việc chơi với đồ chơi. Mẹ cũng có thể sử dụng những cách khác để trau dồi khả năng thực hành của trẻ.
Để kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo các mẹ hãy cho bé tập vẽ. Thời gian đầu trẻ sẽ vẽ những hình ảnh nguệch ngoạc nhưng dần dần bé sẽ biết cách chọn màu như thế nào để đẹp hơn, cũng như vẽ hình ảnh chính xác cao hơn.
Để kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo các mẹ hãy cho bé tập vẽ.
Bố mẹ cũng nên dành thời gian chơi đùa và trò chuyện cùng con. Khi chơi, mẹ có thể hỏi bé những câu như “Con đang vẽ hình gì vậy” hay “Mẹ tô màu với con nhé” nhằm mục đích tăng tương tác với con hơn.
Bố mẹ cũng nên chủ động tạo cơ hội cho trẻ để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên và xã hội, chẳng hạn như đưa trẻ đến công viên, vườn thú, các triển lãm khác nhau để trau dồi kỹ năng nhận thức.
Mỗi giai đoạn của trẻ đều rất quan trọng, bố mẹ hãy tận dụng thời kỳ tăng trưởng tốt nhất của trẻ, để giúp trẻ phát huy hết năng lực của bản thân về mọi mặt, tạo tiền đề cho tương lai.