4 kiểu trò chuyện của bố mẹ vô tình đẩy con ra xa, không muốn trở về nhà

Thi Thi - Ngày 06/07/2024 12:39 PM (GMT+7)

Bố mẹ được khuyên nên hạn chế dùng 4 kiểu giọng điệu sau đây khi trò chuyện với con.

Trong giáo dục gia đình, giao tiếp là cầu nối đến trái tim bố mẹ và con cái. Tuy nhiên, không phải mọi cuộc giao tiếp đều có thể suôn sẻ, nhất là khi lời nói của bố mẹ có xen lẫn một số giọng điệu chưa phù hợp.

Thái độ, giọng điệu của bố mẹ khi trò chuyện có tác động đến sự trưởng thành và phát triển tính cách của trẻ.

Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên hạn chế dùng 4 kiểu giọng điệu sau đây khi trò chuyện với con. 4 kiểu trò chuyện của bố mẹ vô tình đẩy con ra xa, không muốn trở về nhà - 1

Giọng điệu bắt buộc

Giọng điệu này thường phớt lờ mong muốn của trẻ. Khi bố mẹ sử dụng những từ như "con phải" và "con nên", trẻ cảm thấy áp lực hơn là được hướng dẫn. Những cách nói mang tính chỉ huy như vậy có thể khiến trẻ cảm thấy không có quyền tự chọn lựa và đưa ra ý kiến của riêng.

Theo thời gian, trẻ có thể trở nên nổi loạn hoặc quá phụ thuộc, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập. Trẻ không được khuyến khích phát triển tính tự lập và chủ động. Điều này có thể gây ra những vấn đề lớn về sau, khi trẻ phải tự mình đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.

Khi bố mẹ sử dụng những từ như con phải và con nên, trẻ cảm thấy áp lực hơn là được hướng dẫn.

Khi bố mẹ sử dụng những từ như "con phải" và "con nên", trẻ cảm thấy áp lực hơn là được hướng dẫn.

Vì vậy, bố mẹ nên học cách giao tiếp với con một cách bình đẳng và có tính tư vấn, để con cảm thấy mong muốn của mình được coi trọng và sẵn sàng hợp tác hơn.

Bố mẹ nên tôn trọng ý kiến, lắng nghe và thảo luận với con để tìm ra giải pháp cùng nhau, thay vì áp đặt những quy tắc bắt buộc. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy độc lập và trưởng thành hơn.

4 kiểu trò chuyện của bố mẹ vô tình đẩy con ra xa, không muốn trở về nhà - 3

Giọng điệu xúc phạm

Giọng điệu này thường biểu hiện dưới dạng chỉ trích và buộc tội trẻ, chẳng hạn như "Sao con ngốc thế". Những lời nói như vậy làm suy yếu sự tự tin, khiến trẻ nghi ngờ khả năng của mình. Vô tình tạo ra những vết thương ở tâm lý trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt cảm xúc và nhân cách.

Bố mẹ nên nhận ra rằng mỗi đứa trẻ có nhịp độ phát triển và tài năng riêng, đồng thời nên khuyến khích, khẳng định để kích thích tiềm năng của con, thay vì dùng những lời coi thường, phủ nhận để dập tắt sự nhiệt tình.

Nhiều phụ huynh vô tình chỉ trích và buộc tội trẻ, chẳng hạn như Sao con ngốc thế.

Nhiều phụ huynh vô tình chỉ trích và buộc tội trẻ, chẳng hạn như "Sao con ngốc thế".

Bố mẹ nên tìm cách động viên, khen ngợi những nỗ lực và thành tích của con, dù nhỏ bé. Điều này sẽ giúp trẻ ngày càng tự tin vào bản thân, cảm thấy được yêu thương và sẵn sàng hăng hái học hỏi.

Khi trẻ gặp khó khăn hoặc làm sai, bố mẹ nên tìm cách hướng dẫn, giúp đỡ phục mà không phải dùng những lời nói khiếm nhã. Việc tạo một môi trường gia đình tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển sẽ tạo động lực để trẻ không ngại thử thách bản thân, luôn hứng khởi trong việc học tập.

4 kiểu trò chuyện của bố mẹ vô tình đẩy con ra xa, không muốn trở về nhà - 5

Giọng điệu thiếu kiên nhẫn

Khi bận rộn và chịu áp lực, bố mẹ đôi khi vô tình sử dụng giọng điệu này, chẳng hạn như "Để mẹ yên" "Con tự mình xử lý đi". Giọng điệu này gửi đến trẻ thông điệp rằng cảm xúc và nhu cầu của mình không được coi trọng. Trẻ có thể cảm thấy bị xa lánh, bị bỏ rơi trong những lúc cần sự quan tâm và chia sẻ từ bố mẹ nhất.

Theo thời gian, trẻ có thể trở nên thu mình và không muốn chia sẻ thế giới nội tâm. Trẻ sẽ dần xây dựng một bức tường để bảo vệ bản thân, không dám bày tỏ những lo lắng, sợ hãi hay cảm xúc của mình với bố mẹ. Điều này càng khiến khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa.

Vì vậy, bố mẹ dù bận rộn đến đâu cũng không nên lơ là việc giao tiếp, để con cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm. Hãy dành thời gian để thật sự hiểu con, lắng nghe những điều con muốn chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của bản thân. Như vậy, bố mẹ sẽ xây dựng được một mối quan hệ gắn bó, tin cậy với con.

Theo thời gian, trẻ có thể trở nên thu mình và không muốn chia sẻ thế giới nội tâm.

Theo thời gian, trẻ có thể trở nên thu mình và không muốn chia sẻ thế giới nội tâm.

4 kiểu trò chuyện của bố mẹ vô tình đẩy con ra xa, không muốn trở về nhà - 7

Giọng điệu mỉa mai 

Giọng điệu này có vẻ hài hước nhưng thực ra hàm chứa những lời chỉ trích, chẳng hạn như "Con thông minh quá, mà không thể làm được điều này à"

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực để bày tỏ sự không hài lòng hoặc chỉ trích và tránh dùng những lời mỉa mai, tạo gánh nặng tâm lý không cần thiết cho con.

Nhìn chung, lời nói của bố mẹ có tác động sâu sắc đến sự trưởng thành của trẻ.

Ra lệnh, coi thường và phủ nhận, thiếu kiên nhẫn hay mỉa mai đều là đều tác động nhất định đến trẻ.

Bằng cách thiết lập một môi trường giao tiếp bình đẳng, tôn trọng, kiên nhẫn và khuyến khích, bố mẹ có thể hướng dẫn, thúc đẩy sự phát triển hài hòa trong mối quan hệ bố mẹ và con cái. Bởi giao tiếp tốt là cách truyền tải tình thương yêu hiệu quả.

4 kiểu trò chuyện của bố mẹ vô tình đẩy con ra xa, không muốn trở về nhà - 8

Trẻ biết cãi lời là khôn ngoan? Bố mẹ định hướng đúng tương lai con tươi sáng
Chuyên gia có những lời khuyên hữu ích, giúp bố mẹ phản ứng tích cực hơn khi trẻ thường xuyên cãi lời.

Dạy con cùng chuyên gia

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm