Một người mẹ khéo léo sẽ biết "lười biếng" đúng cách trong 4 trường hợp sau đây, nhằm giúp con trai có cơ hội bộc lộ và phát triển tốt.
Người mẹ có một vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến con trai trong quá trình nuôi dạy và phát triển.
Cách mẹ nuôi dạy và tương tác với con trai có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ khả năng tương tác xã hội, tính cách, phát triển tình cảm, định hình giá trị cá nhân...
Đặc biệt ở bốn khía cạnh sau đây, nếu người mẹ biết "lười biếng" đúng cách thì con trai sẽ càng nổi trội, dễ bộc lộ được tài năng.
"Lười" việc nhà, chỉ số IQ và EQ của con trai càng cao
Có câu nói “Đứa trẻ biết làm việc nhà thì tương lai sẽ có triển vọng hơn”.
Bằng cách tham gia vào việc làm việc nhà, bé trai có cơ hội rèn kỹ năng thực hành, nâng cao khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Việc thực hiện các nhiệm vụ như dọn dẹp, giặt giũ và nấu ăn đòi hỏi sự sắp xếp, lập kế hoạch và xử lý thông tin, từ đó giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy logic và quản lý thời gian.
Hơn nữa, trẻ thường xuyên tham gia vào các công việc nhà cũng hiểu được sự vất vả và đóng góp của gia đình. Qua việc chia sẻ công việc và gặp phải các trách nhiệm hàng ngày, con trai có cơ hội rèn luyện sự tự chủ, sáng suốt và rèn luyện trí tuệ cảm xúc cao hơn. Trẻ học cách phối hợp, giao tiếp và làm việc nhóm trong một môi trường gia đình.
Vì vậy, đôi khi người mẹ có thể thể hiện sự "yếu đuối" để khuyến khích con trai hỗ trợ trong việc làm việc nhà. Điều này giúp trẻ phát triển tính trách nhiệm và tự giác, hiểu rõ hơn về ý nghĩa công việc gia đình.
Trẻ thường xuyên tham gia vào các công việc nhà cũng hiểu được sự vất vả và đóng góp của gia đình.
"Lười" dạy kèm việc học thì con càng có động lực học tập
Nhiều trường hợp bé trai có ý thức mạnh mẽ về bản thân, không thích bị thúc ép mà muốn đi theo kế hoạch riêng.
Đôi khi mẹ cần 'lười biếng" để kích thích nội lực và để con tự quản lý việc học. Thay vì kiểm soát mọi khía cạnh, mẹ có thể trao quyền lựa chọn và quyết định cho con trai. Ví dụ như thời gian làm bài tập về nhà, con trai có thể tự quyết định khi nào nên ôn tập, cách thức ôn tập, sách ngoại khóa nào nên đọc, hoặc liệu con có muốn tham gia lớp dạy kèm hay không. Điều này giúp con phát triển khả năng tự lập, tự quyết và định hình con đường học tập theo ý muốn.
Nhiều trường hợp bé trai lười học, vì vậy mẹ cần có kiên nhẫn và ít kiểm soát hơn. Đồng thời tạo ra một môi trường học tập thoải mái và kích thích để con có thể phát huy khả năng học tập tối đa.
Đôi khi mẹ cần 'lười biếng" để kích thích nội lực và để con tự quản lý việc học.
"Lười" giải quyết khó khăn thì khả năng chống lại thất bại của con trai càng mạnh mẽ
Để nuôi dưỡng đứa trẻ tử tế, có trách nhiệm với gia đình, bố mẹ nên bắt đầu hướng dẫn con từ khi còn nhỏ. Khi con trai gặp khó khăn, thất bại, người mẹ nên "lười biếng" và không vội vàng giải quyết giúp con.
Ví dụ, nếu con bị ngã, đừng vội giúp mà trước tiên hãy quan sát xem con có bị thương hay không. Nếu trẻ không bị thương, trước tiên mẹ có thể động viên trẻ tự đứng dậy bằng giọng điệu nhẹ nhàng. Trong quá trình này, có thể trẻ vẫn sẽ do dự hoặc vấp ngã lần nữa, nhưng sự động viên của mẹ sẽ giúp con có dũng khí đối mặt với nó, dù khó khăn đến đâu cũng có thể đứng lên bằng chính sức mình.
Khi con trai gặp khó khăn, người mẹ không nên vội vàng giải quyết giúp con.
Trong quá trình trưởng thành, trẻ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp và cuộc sống, lúc này mẹ hãy động viên để con tìm ra giải pháp cho riêng mình.
Khi trẻ tự mình giải quyết nhiều vấn đề, thì tính kiên trì và khả năng chống lại thất bại cũng sẽ tăng lên. Trong tương lai, trẻ có thể tự mình tạo dựng cuộc sống mà không phụ thuộc vào ai. Tuy nhiên, trong vài trường hợp đặc biệt, nếu trẻ không thể giải quyết được, thì lúc này rất cần sự hỗ trợ của mẹ.
"Lười" mua sắm thì trí thông minh tài chính của con trai càng cao
Một chuyên gia đã chỉ ra rằng, cách tốt để trẻ hiểu về tài chính dạy con cách tiêu tiền. Mẹ có thể cho con trai đảm nhận vai trò làm chủ gia đình trong một tuần và chịu trách nhiệm về việc mua sắm, chi tiêu của gia đình. Nếu đứa trẻ cư xử tốt trong việc quản lý và sử dụng tiền, mẹ có thể tăng thời gian này lên trong một tháng.
Khi trẻ được tiếp xúc và tham gia vào việc quản lý tiền bạc từ sớm, trí thông minh về tài chính sẽ được rèn luyện tốt. Trẻ nhận thức rõ hơn về giá trị của tiền bạc và những quyết định chi tiêu.
Khi trẻ được tiếp xúc và tham gia vào việc quản lý tiền bạc từ sớm, trí thông minh về tài chính sẽ được rèn luyện tốt.
Trẻ học cách lập kế hoạch, so sánh giá cả, và đưa ra quyết định thông minh khi mua sắm. Đồng thời, việc chịu trách nhiệm về việc quản lý tiền cũng sẽ giúp con trai phát triển kỹ năng quản lý tài chính, biết cân nhắc giữa việc tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.
Qua việc thực hành quản lý tiền bạc trong gia đình, con trai sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tiền không phải là một nguồn tài nguyên vô hạn, từ đó biết cách đặt mục tiêu tài chính, tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Những bài học này sẽ giúp con trai phát triển sự tự tin và khả năng quản lý tài chính cá nhân khi trưởng thành.
Tất nhiên, người mẹ "lười biếng" không có nghĩa là không làm gì hoặc không quan tâm đến bất cứ điều gì. Thay vào đó, mẹ tìm ra phương pháp phù hợp để trẻ có cơ hội phát huy tài năng trong vài khía cạnh.