Con trai 3 tuổi vô tình nhỏ keo 502 vào mắt, ông bố cứu con bằng một hành động không ai ngờ tới

Kiều Trang - Ngày 07/06/2023 06:46 AM (GMT+7)

Trẻ nhỏ nghịch ngợm là điều khó kiểm soát, nhưng bố mẹ cũng cần chú ý để có thể bảo vệ con trong những tình huống nguy hiểm.

Con trai 3 tuổi vô tình nhỏ keo 502 vào mắt, ông bố cứu con bằng một hành động không ai ngờ tới - 1

Sự an toàn của trẻ nhỏ luôn là điều bố mẹ lo lắng nhất, bởi bố mẹ sẽ không bao giờ lường trước được những nguy hiểm bất ngờ xảy đến với đứa trẻ của mình. Một khi nguy hiểm xảy ra thì việc sơ cứu đối với bố mẹ trở thành bước vô cùng quan trọng, đây là kỹ năng mà mỗi ông bố bà mẹ nên trau dồi để có thể bảo vệ con tốt nhất.

Zin Zin (Trung Quốc) là một cậu bé 3 tuổi. Con trai ở độ tuổi này thì hầu như không có đứa trẻ nào là không hiếu động. Sự tinh nghịch của trẻ nhỏ là điều dễ hiểu và tự nhiên, nó hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của trẻ. Zin Zin luôn có sự tò mò về mọi thứ xung quanh và có sở thích lục tung mọi thứ trong nhà ra để tìm hiểu, khám phá. 

Một hôm, Zin Zin cũng lại lục lọi mọi ngóc ngách, những ngăn kéo tủ, lúc này cậu bé đã tìm thấy một bình keo 502 nằm lăn lóc ở nơi sâu nhất của ngăn kéo. Thế là với sự tò mò, Zin Zin lấy nó ra và bắt đầu khám phá, cậu bé đã vắt hết dung dịch bên trong ra ngoài, nhưng vô tình làm đổ keo 502 vào mắt.

Zin zin vô tình để keo dính vào mắt, điều này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời (Ảnh: Sohu).

Zin zin vô tình để keo dính vào mắt, điều này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời (Ảnh: Sohu).

Lúc này, cậu bé cảm thấy vô cùng hoảng loạn và sợ hãi nên bắt đầu khóc, người bố ở trên lầu nghe thấy tiếng con khóc vội chạy xuống kiểm tra thì thấy đứa trẻ bị đổ keo 502 vào mắt. Mặc dù xót con, lo lắng cho con nhưng người bố cũng rất bình tĩnh để thực hiện biện pháp sơ cứu. Ông lập tức mang một ít nước, loại bỏ keo bị đổ và làm sạch đôi mắt cho con trai bằng nước muối nhỏ mắt sinh lý.

Sau đó, người bố đã nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhất. Một thời gian được bác sĩ thăm khám và xử lý, cách chữa trị kịp thời của người bố đã được bác sĩ khen ngợi, cách sơ cứu này vừa đơn giản, hiệu quả lại hạn chế tối đa tổn thương cho trẻ. Câu nói “làm tốt lắm” từ bác sĩ đã khiến bố của Zin Zin tin tưởng phần nào vào khả năng chăm sóc con tốt của mình.

Câu chuyện của cậu bé Zin Zin được xem là có phần may mắn bởi tình trạng của cậu bé vẫn chưa rơi vào trạng thái quá nghiêm trọng và được người bố sơ cứu kịp thời. Ngược lại trong những trường hợp khác, nếu không được xử lý đúng cách và kịp lúc sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, bố mẹ nên tuyệt đối để trẻ tiếp xúc gần với những đồ vật nguy hiểm, nhằm đảm bảo an toàn cho con.

Con trai 3 tuổi vô tình nhỏ keo 502 vào mắt, ông bố cứu con bằng một hành động không ai ngờ tới - 3

Nước trong và nước muối sinh lý có thể giúp sơ cứu đơn giản?

Sở dĩ bố mẹ có thể dùng nước nguyên chất và nước muối sinh lý để sơ cứu đơn giản cho trẻ khi rơi vào tình huống này, bởi vì nhiều nước có thể làm loãng nồng độ của keo, và nước muối có thể làm giảm tác hại cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Đồng thời, khi xảy ra tai nạn, bố mẹ không nên hoang mang mà hãy tìm cách giải quyết hữu hiệu, sau đó đưa con đi khám kịp thời. Ban đầu, hãy lập tức rửa mắt của trẻ bằng nước sạch hoặc dung dịch muối sinh lý trong vòng ít nhất 15 phút, để loại bỏ keo 502 và giảm đau, giảm viêm.

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý, không nên cố gắng loại bỏ keo 502 bằng tay hoặc các dụng cụ khác, vì điều này có thể làm tổn thương nghiêm trọng hơn cho mắt của trẻ. Ngoài ra, nếu có thể thì hãy ghi lại thông tin về loại keo và thời điểm xảy ra tai nạn, để giúp bác sĩ và nhân viên y tế có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Con trai 3 tuổi vô tình nhỏ keo 502 vào mắt, ông bố cứu con bằng một hành động không ai ngờ tới - 4

Những món đồ nguy hiểm trong nhà mà bố mẹ nên để xa tầm tay trẻ em

Con trai 3 tuổi vô tình nhỏ keo 502 vào mắt, ông bố cứu con bằng một hành động không ai ngờ tới - 5

Nước sôi, lửa

Mỗi lần nhìn thấy những đứa trẻ bị bỏng, thực sự người lớn nào cũng sẽ đều thấy rất xót xa. Không những làn da bị lở loét, bong tróc một cách vô cùng rát và đau đớn, thì vẻ bề ngoài của trẻ cũng sẽ bị biến dạng nếu như rơi vào trường hợp bị bỏng ở mức độ nặng. Hơn nữa, chi phí điều trị cho tai nạn này cũng rất cao, đây thực sự là một nỗi sợ lớn đối với nhiều ông bố bà mẹ trong quá trình chăm sóc con cái.

Thực tế có không ít bậc bố mẹ khi chăm sóc trẻ đều không để ý, bất cẩn nên đã để đứa trẻ tùy tiện nghịch ngợm ở gần những nơi hoặc những vật dụng đang chứa hoặc nấu nước sôi, lửa rồi đứa trẻ sơ ý làm đổ nước sôi, để lửa bắn lên người khiến cho cơ thể bị bỏng. Lúc này, nếu vết bỏng nặng mà trẻ không được sơ cứu kịp thời thì thậm chí đứa trẻ có thể mất mạng do nhiễm trùng.

Ở nhà, bố mẹ cần tuyệt đối để trẻ tránh xa lửa và nước sôi, nếu không muốn con bị bỏng.

Ở nhà, bố mẹ cần tuyệt đối để trẻ tránh xa lửa và nước sôi, nếu không muốn con bị bỏng.

Tăm xỉa răng và các vật sắc nhọn

Trẻ nhỏ rất tò mò và thường đưa tay vào miệng để khám phá. Nếu tăm xỉa răng hoặc các vật sắc nhọn khác bị để quên trong tầm với của trẻ, chúng có thể bị nuốt phải và gây ra nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, chẳng hạn như tổn thương đến niêm mạc miệng.

Bên cạnh đó, nếu trẻ chơi đùa với các vật sắc nhọn, trẻ có thể bị đâm thủng da và mô mềm, gây đau đớn và nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên để tăm xỉa răng và các vật sắc nhọn khác ở nơi trẻ không thể tiếp cận được.

Nếu trẻ cần tăm xỉa răng, hãy giúp trẻ sử dụng và luôn giám sát trẻ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bố mẹ cần giáo dục trẻ về nguy hiểm của các vật sắc nhọn và khuyến khích trẻ sử dụng các công cụ an toàn hơn khi cần dùng đến.

Các hộp thuốc

Ngày nay, nhiều loại thuốc trông giống như đường hoặc kẹo, nhất là khi trẻ em thấy người lớn uống hàng ngày. Vì vậy đứa trẻ cũng sẽ nghĩ rằng đó là thức ăn ngon, nên sẽ tìm mọi cách để lấy nó rồi cho ngay vào miệng.

Đó là lý do mà nếu bố mẹ không đậy nắp hộp thuốc thật chặt và để nó ở những vị trí xa so với tầm ngắm, tầm với của trẻ, trẻ sẽ một cách vô thức uống nó. Dĩ nhiên, hậu quả sau đó là điều mà bố mẹ không thể nào tưởng tượng nỗi.

Các hộp thuốc rất dễ bị nhầm lẫn với kẹo bánh, trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức để phân biệt nên sẽ rất nguy hiểm.

Các hộp thuốc rất dễ bị nhầm lẫn với kẹo bánh, trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức để phân biệt nên sẽ rất nguy hiểm.

Chất hút ẩm trong thực phẩm

Chất hút ẩm (hay còn gọi là chất bảo quản) được sử dụng trong thực phẩm, để giữ cho thực phẩm được tươi mới hơn và kéo dài thời gian bảo quản. Mặc dù đã được kiểm duyệt và sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, nhưng chất hút ẩm cũng có thể gây ra mối đe dọa đến sức khỏe của trẻ nhỏ nếu trẻ tiếp xúc với chúng.

Một số mối đe doạ của chất hút ẩm đối với trẻ nhỏ bao gồm:

- Gây ra tình trạng khó tiêu hóa: Một số chất hút ẩm có thể gây ra tình trạng khó tiêu hóa và đau bụng cho trẻ nhỏ, nếu như trẻ vô tình nuốt phải nó.

- Gây ra dị ứng: Trẻ nhỏ có thể phản ứng với chất hút ẩm bằng cách gây ra dị ứng, gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban, hoặc khó thở.

- Gây ra sự cản trở hấp thụ dinh dưỡng: Nếu trẻ nhỏ tiếp xúc với chất hút ẩm trong mức độ quá nhiều, chúng có thể gây ra sự cản trở hấp thụ dinh dưỡng và dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Các bộ phận nhỏ trên đồ chơi

Đối với mỗi gia đình có trẻ nhỏ, ít nhiều gì thì cũng đều sẽ có đồ chơi cho trẻ. Sự việc trẻ nhỏ vô tình bỏ vào miệng các bộ phận nhỏ trên đồ chơi có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn như nếu các bộ phận nhỏ bị nuốt phải, chúng có thể gây ra nghẹt thở và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Hoặc trường hợp các bộ phận nhỏ không được tiêu hoá hoặc bị kẹt trong đường tiêu hóa, chúng có thể gây trầy xước, tổn thương, thậm chí là nhiễm trùng đường tiêu hóa và gây ra hiện tượng chảy máu, cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ nên giám sát trẻ khi chơi và đảm bảo rằng trẻ chỉ chơi với đồ chơi phù hợp với độ tuổi, và được sản xuất đảm bảo an toàn. Nếu trẻ vô tình bỏ vào miệng các bộ phận nhỏ trên đồ chơi hoặc bất kỳ vật thể nào khác, hãy đưa trẻ đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời.

Trên thực tế, ngoài những thứ nêu trên thì còn có vô số mối đe doạ khác là nguyên nhân gây ra tai nạn trẻ em. Bố mẹ biết đấy, có bao nhiêu thứ tưởng chừng như bình thường trong nhà lại thực sự gây ra những mối nguy hiểm cho sự an toàn của trẻ. Vì vậy, bố mẹ đừng lơ là và bỏ qua việc kiểm tra ngôi nhà của mình một cách cẩn thận so với các hướng dẫn an toàn, để cung cấp cho con cái một môi trường gia đình an toàn nhất.

Để giữ an toàn cho con, bố mẹ nên theo dõi khi trẻ đang chơi với các đồ chơi nhỏ, sắc nhọn...

Để giữ an toàn cho con, bố mẹ nên theo dõi khi trẻ đang chơi với các đồ chơi nhỏ, sắc nhọn...

Người mẹ xỏ khuyên tai cho con gái chỉ 2 ngày sau khi chào đời, cư dân mạng đồng loạt lên tiếng
Trẻ sơ sinh mỏng manh, có những điều bố mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện, nếu không sức khoẻ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm